Kết quả xác định khả năng bám dính của vi khuẩn Salmonella bằng phản ứng ng−ng kết hồng cầu chuột lang

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập và giám định một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp ở đường tiêu hoá của dê khoẻ mạnh và dê mắc hội chứng tiêu chảy (Trang 108 - 109)

4. Kết quả và thảo luận

4.6.2.Kết quả xác định khả năng bám dính của vi khuẩn Salmonella bằng phản ứng ng−ng kết hồng cầu chuột lang

phản ứng ng−ng kết hồng cầu chuột lang

Sự bám dính lên tế bào nhung mao ruột là b−ớc đầu tiên quan trọng quyết định quá trình gây bệnh của vi khuẩn SalmonellaE.coli (Trịnh Văn Thịnh, 1976, [45], Đào Trọng Đạt và cs, 1995 [10], Embert H Coles, 1974 [76], O.M. Radostits và cs, 1994 [111], P. J. Quinn và cs, 1994 [110]). Các cấu trúc thực hiện chức năng bám dính của vi khuẩn là Fimbriae và chỉ có thể quan sát đ−ợc bằng kính hiển vi điện tử. Kháng nguyên bám dính của vi khuẩn Salmonella có thể xác định đ−ợc bằng phản ứng ng−ng kết hồng cầu trực tiếp. Hồng cầu sử dụng để làm phản ứng này phải có cấu trúc bề mặt t−ơng ứng phù hợp với cấu trúc của quyết định kháng nguyên ở kháng nguyên Salmonella.

Dựa trên đặc tính này đã xác định khả năng bám dính của vi khuẩn

Salmonella. spp bằng phản ứng ng−ng kết trực tiếp hồng cầu chuột lang. Kết quả đ−ợc thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả xác định khả năng bám dính của vi khuẩn Salmonella

bằng phản ứng ng−ng kết trực tiếp hồng cầu chuột lang

Tỉnh Số chủng Salmonella kiểm tra Số chủng d−ơng tính Tỉ lệ (%) Số chủng âm tính Tỉ lệ (%) Phú Yên 15 14 93,33 1 6,67 Khánh Hoà 10 8 80,00 2 20,00 Ninh Thuận 8 6 75,00 2 25,00 Tổng hợp 33 28 84,85 5 15,15

Trong số 33 chủng Salmonella phân lập ở dê bị tiêu chảy đ−ợc kiểm tra, có 28 chủng có kháng nguyên bám dính, chiếm tỉ lệ 84,85%; các chủng

Số chủng Salmonella phân lập đ−ợc từ dê ở Phú Yên bị tiêu chảy có kháng nguyên bám dính là cao nhất, chiếm 93,33%.

Kết quả này cho thấy: hầu hết các chủng Salmonella phân lập đ−ợc ở dê bị tiêu chảy đều sản sinh kháng nguyên bám dính.

Jaramillo Meza và cs (1987) [89] đã xác định đ−ợc tỉ lệ các chủng

E. coliSalmonella phân lập đ−ợc từ những dê ở ấn Độ bị tiêu chảy có kháng nguyên bám dính t−ơng ứng là 50,12% và 80,46%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả này.

Các tác giả Lê Văn Tạo, Nguyễn Quang Tuyên (1995) [35] nghiên cứu khả năng bám dính của vi khuẩn Salmonella gây nên tiêu chảy ở bê, nghé cho kết quả 85,71% các chủng Salmonella phân lập đ−ợc có khả năng sản sinh kháng nguyên bám dính.

Khi nghiên cứu kháng nguyên bám dính ở bò tiêu chảy, tác giả Nguyễn Bá Hiên (2001) [13] cho biết có tới 95,84% số chủng cho phản ứng d−ơng tính và tỉ lệ các chủng Salmonella có kháng nguyên bám dính cũng khác nhau giữa bò, bê khoẻ mạnh và bò, bê bị ỉa chảy.

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập và giám định một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp ở đường tiêu hoá của dê khoẻ mạnh và dê mắc hội chứng tiêu chảy (Trang 108 - 109)