Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập và giám định một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp ở đường tiêu hoá của dê khoẻ mạnh và dê mắc hội chứng tiêu chảy (Trang 117 - 119)

5.1. Kết luận

5.1.1. Tỉ lệ dê bị mắc hội chứng tiêu chảy trung bình ở 3 tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận là 12,34%. Trong đó, tỉ lệ cao nhất là ở Ninh Thuận (17,57%) và thấp nhất ở Khánh Hoà (7,04%).

Tỉ lệ dê bị chết do mắc hội chứng tiêu chảy ở các tỉnh nghiên cứu là 15,46%. Tỉ lệ dê chết cao nhất là ở Phú Yên (29,76%) và thấp nhất là ở Ninh Thuận (10,46%).

5.1.2. Khi dê bị tiêu chảy, E.coliSalmonella bội nhiễm với số l−ợng cao. + E.coli tăng từ 3,27 lên 8,635 triệu/g phân (gấp 2,64 lần).

+ Salmonella tăng từ 7,25 lên 1,395 triệu/g phân (gấp 1,92 lần)

Số l−ợng vi khuẩn E.coli Salmonella có trong 1 gam phân dê giảm dần qua các giai đoạn sinh tr−ởng.

- Đối với E.coli

+ Giai đoạn sơ sinh, số l−ợng vi khuẩn E.coli là 5,161 triệu/g phân (5.161.103) ở dê khoẻ, 14,830 triệu/g phân ở dê bị tiêu chảy.

+ Giai đoạn từ 24 - 36 tháng tuổi, số l−ợng vi khuẩn E.coli là 3,27 triệu/g phân ở dê khoẻ; 8,635 triệu/g phân ở dê bị tiêu chảy.

- Đối với Salmonella

+ Giai đoạn sơ sinh, số l−ợng vi khuẩn là 1,065 triệu/g phân ở dê khoẻ, 2,135 triệu/g phân ở dê bị tiêu chảy.

+ Giai đoạn từ 24 - 36 tháng tuổi, số l−ợng vi khuẩn là 0,335 triệu/g phân ở dê khoẻ và 0,600 triệu/g phân ở dê bị tiêu chảy.

5.1.3. Các chủng vi khuẩn E.coliSalmonella phân lập đ−ợc các mẫu phân dê bị tiêu chảy mang đầy đủ các đặc tính hình thái và các đặc tính sinh hoá của giống.

5.1.4. Các chủng vi khuẩn E.coliSalmonella phân lập đ−ợc từ các mẫu phân dê mắc hội chứng tiêu chảy có độc lực mạnh và có khả năng giết chết 100% chuột đ−ợc tiêm trong thời gian từ 7 - 48 giờ.

5.1.5. Các chủng E.coli phân lập đ−ợc dê tiêu chảy có 59,01% có kháng nguyên bám dính, tỉ lệ các chủng gây dung huyết là 40%.

5.1.6. Các chủng Salmonella phân lập đ−ợc từ dê bị tiêu chảy có 84,85% có kháng nguyên bám dính.

5.1.7. Các chủng E.coliSalmonella phân lập đ−ợc từ các mẫu phân dê bị tiêu chảy mẫn cảm cao nhất với các loại kháng sinh: Neomycin, Kanamycin và Gentamycin. Tiếp đến là Cefotaxim, Erythromycin, Tetracyclin, Rifampicin, và Bactrim, mẫn cảm thấp với Ampicillin và kháng hoàn toàn với Penicillin.

5.2. Đề nghị

Cho đến nay, ở Việt Nam, có rất ít công trình nghiên cứu về bệnh của dê nhất là về hội chứng tiêu chảy. Đề tài này vừa có tính khoa học, vừa có tính mới và rất thực tiễn.

Việc nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở dê là rất cần thiết, góp phần vào việc phát triển chăn nuôi dê, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ng−ời chăn nuôi. Vì vậy, đề tài này cần đ−ợc tiếp tục phát triển ở mức nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn để có thể đ−a ra đ−ợc những giá trị thực tiễn từ công trình nghiên cứu này.

Tài Liệu Tham Khảo

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập và giám định một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp ở đường tiêu hoá của dê khoẻ mạnh và dê mắc hội chứng tiêu chảy (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)