Kết quả xác định tỉ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella từ phân dê

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập và giám định một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp ở đường tiêu hoá của dê khoẻ mạnh và dê mắc hội chứng tiêu chảy (Trang 92 - 98)

4. Kết quả và thảo luận

4.3.2. Kết quả xác định tỉ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella từ phân dê

Những nghiên cứu về rối loạn tiêu hoá ở gia súc nói chung do tác nhân vi khuẩn mà vai trò của vi khuẩn E.coli Salmonella đãđ−ợc đề cập đến rất nhiều. Sự xuất hiện và tăng cao về số l−ợng của vi khuẩn E.coliSalmonella là những nguyên nhân quan trọng gây nên hội chứng tiêu chảy ở gia súc.Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu t−ơng tự nh− vậy ở dê thì rất ít đ−ợc quan tâm.

Với 75 mẫu phân đ−ợc kiểm tra ở dê khoẻ mạnh có 9/75 mẫu phân lập đ−ợc vi khuẩn Salmonella với tỉ lệ là 12,00% và ở dê bị tiêu chảy có 33/75 mẫu phân lập đ−ợc vi khuẩn chiếm tỉ lệ 44,00%, cao gấp 3,6 lần so với dê bình th−ờng.

Số liệu trong bảng 4.5 còn cho thấy: tỉ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn

Salmonella giảm dần qua các giai đoạn sinh tr−ởng của dê ở cùng một trạng thái sinh lí của cơ thể và ở cùng một lứa tuổi nh−ng tỉ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn Salmonella tăng lên rất nhiều khi dê bị tiêu chảy so với dê khoẻ mạnh.

Trong cùng một trạng thái của cơ thể, khi bình th−ờng hay ỉa chảy thì tỉ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn Salmonella luôn giảm dần qua các giai đoạn sinh tr−ởng của dê.

Thí dụ, đối với dê khoẻ, tỉ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn Salmonella là cao nhất ở dê duới 3 tháng tuổi (20%) và thấp nhất ở dê 24 - 36 tháng tuổi (6,66%).

Đối với dê bị tiêu chảy, tỉ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn ở dê d−ới 3 tháng tuổi là 53,33% và 33,33% ở dê 24 - 36 tháng tuổi.

Tỉ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn Salmonella ở dê bị tiêu chảy cao hơn tỉ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn Salmonella ở dê bình th−ờng rất nhiều. Cụ thể nh− sau:

- Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, tỉ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn

Salmonella là 53,33% từ dê bị tiêu chảy, 20% từ dê khoẻ mạnh (gấp 2,67 lần).

ở các lứa tuổi tiếp theo, các số liệu t−ơng ứng là:

-Từ 3 - < 6 tháng tuổi, tỉ lệ vi khuẩn Salmonella phân lập đ−ợc là 53,33% từ dê bị tiêu chảy so với 13,33% từ dê khoẻ mạnh (gấp 4,00 lần).

- Từ 6 - < 12 tháng tuổi, 40,00% so với 13,33% (gấp 3,00 lần).

- Từ 12 - < 24 tháng tuổi, 40,00% so với 6,66% (gấp 6,00 lần).

- Từ 24 - 36 tháng tuổi, 33,33 so với 6,66% (gấp 5,00 lần).

Nh− vậy, khi dê bị tiêu chảy thì tỉ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn Salmonella

cao hơn rất nhiều so với bình th−ờng.

Nhiều công trình nghiên cứu trong n−ớc và n−ớc ngoài cho thấy rằng có thể phân lập đ−ợc vi khuẩn Salmonella từ phân, chất chứa ruột và những tổ chức khác của gia súc ở trạng thái sinh lí bình th−ờng và bệnh lí về tiêu hoá với các tỉ lệ khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ bệnh. Khi gia súc bị tiêu chảy thì tỉ lệ và số l−ợng của vi khuẩn này tăng cao hơn rất nhiều so với bình th−ờng.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên, Hồ Vân Nam (1994) [30] ở bò, bê qua các giai đoạn sinh tr−ởng khác nhau cho thấy: tỉ lệ phân lập đ−ợc

Salmonella ở bê là 40,54% và ở bò là 53,7%, cao hơn tỉ lệ phân lập đ−ợc

Salmonella ở bò, bê bình th−ờng rất nhiều.

Vũ Đạt, Đoàn Thị Băng Tâm, (1995) [12] đã phân lập đ−ợc các serotype:

S. dublin, S. enteritidis, S. typhimurium, S. spp từ những trâu bò bị ỉa chảy và cho rằng vi khuẩn Salmonella đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh bệnh.

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Tạo và Nguyễn Quang Tuyên (1995) [49], tỉ lệ vi khuẩn Salmonella phân lập đ−ợc ở bò tiêu chảy là 42,6% và ở bê tiêu chảy là 61,95%.

Bảng 4.5. Tỉ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella từ phân của dê nuôi tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận

Dê bình th−ờng Dê tiêu chảy

Loại gia súc Tuổi gia súc (tháng) Số mẫu kiểm tra Số mẫu d−ơng tính Tỉ lệ (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu d−ơng tính Tỉ lệ (%)

- Sơ sinh - < 3 tháng tuổi 15 3 20,00 15 8 53,33 - 3 tháng - < 6 tháng 15 2 13,33 15 8 53,33 - 6 tháng - < 12 tháng 15 2 13,33 15 6 40,00 - 12 tháng - < 24 tháng 15 1 6,66 15 6 40,00 - 24 tháng - 36 tháng 15 1 6,66 15 5 33,33 Tổng hợp 75 9 12,00 75 33 44,00

Kapur M. P và cs , 1973 [95], Abdel Ghani M và cs, 1987 [52] đã phân lập đ−ợc một số chủng Salmonella từ phân dê khoẻ ở ấn Độ.

Vi khuẩn S. dublin tuy đ−ợc cho là loại vi khuẩn kí sinh bắt buộc ở đ−ờng tiêu hoá của trâu và bò nh−ng đã gây nên bệnh cho những đàn dê ở Anh .Ng−ời ta đã phân lập đ−ợc vi khuẩn này từ những dê bị bệnh (Levi M. L, 1949 [101], Gibson D. A, 1957 [82]). Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy Salmonella poona từ dê ở Nigieria (Falade S, 1976 [78]).

Những chủng vi khuẩn phân lập đ−ợc từ dạ dày, ruột của những dê ở ấn Độ gồm có S. typhimurium, S. bere, S. colombo, S. newport, S. tennesseeS.wrongthington (D. Janakiraman và cs, 1973 [88]).

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng Salmonella typhimuriumS. dublin có khả năng gây bệnh cho dê (M. L. Mago và cs, 1986 [102]).

Bằng thực nghiệm các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng: những dê đã bị nhiễm S. typhimurium nh−ng ở giai đoạn mang trùng, khi gặp điều kiện bất lợi nh− các yếu tố stress thì những dê này mới phát bệnh (Levi M. L, 1949 [101], D.A. Gibson , 1957 [82]).

Một số kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy đã phân lập đ−ợc hơn 40 chủng Salmonella từ nội tạng của dê bị tiêu chảy ở những trang trại trên thế giới (Nagaratnam W và cs, 1980 [109] ; Kuma S. Saxena và cs, 1973 [98]: Gupta P. D, 1974 [84] ; Arora A. K , 1978 [54]; Nabbut N. H, 1982 [108]; D. A Subasinghe và cs, 1983 [107]; Faraj M. K và cs, 1983 [80]; Diaz Aparicio và cs, 1987 [75], S. Leondidis và cs, 1984 [101] ).

Theo một số tác giả, dê non có tỉ lệ chết và tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn dê tr−ởng thành. Những dê sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh và tỉ lệ chết cao nhất.

ở dê tr−ởng thành, bệnh có khuynh h−ớng phát sinh lẻ tẻ hơn, tỉ lể chết và tỉ lệ nhiễm bệnh giảm ( M C. Smith và cs, 1994 [104]). Những dê bị bệnh có biểu hiện triệu chứng: sốt, ỉa phân có n−ớc và có dịch màu vàng, xám hay xanh nhạt- nâu. Quá trình mất n−ớc và suy kiệt cơ thể diễn ra nhanh chóng, con vật có thể chết trong 24- 48 giờ với những triệu chứng vừa nêu ở trên. Những dê tr−ởng thành bị nhiễm bệnh th−ờng ở thể mang trùng, thể bệnh th−ờng là mãn tính, gây thiếu máu cho con vật (S. Y.Mangera, 2005 [103]).

ở nhiều n−ớc trên thế giới, Salmonella typhimurium th−ờng hay gây tiêu chảy nhất và gây bệnh nhiễm trùng máu ở trâu, bò, cừu, ngựa, lợn. Những chủng này cũng gây bệnh cho những đàn dê ở Mỹ (Bulgin M. A và cs, 1981 [66]).

Ng−ời ta đã phân lập đ−ợc 4 chủng Salmonelladublin từ những dê bị chết do mắc hội chứng tiêu chảy trong một đợt dịch bệnh ở Australia, gồm có S. adelaide,

S. typhimurium, S. muenchen, S. singarpore (S. Morist và cs, 1981 [105]).

S. paratyphi gây nên sốt th−ơng hàn ở ng−ời đã đ−ợc phân lập từ những hạch lympho màng treo ruột của những dê ở vùng Trung Đông và châu á.

Điều đó cho thấy rằng, dê có thể đ−ợc coi nh− là một nguồn lây nhiễm cho ng−ời (David M. Sherman và Mary C. Smith, 1994 [104]).

Qua tiến hành thực nghiệm, ng−ời ta đã chứng minh rằng Salmonella dublin gây sốt, ỉa chảy, sảy thai cho cừu cái có chửa ở Anh (Bulgin M.A và cs, 1981 [66], I. J. Castle, 1956 [70]).

Nh− vậy, các kết quả nghiên cứu trên đây đã cho thấy đ−ợc sự biến động về số l−ợng cũng nh− tỉ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn Salmonella từ phân dê ở hai trạng thái (khoẻ mạnh và tiêu chảy) là khác nhau rõ rệt. Tỉ lệ vi khuẩn

Salmonella phân lập đ−ợc từ phân dê bị tiêu chảy là 44%, cao gấp 3,66 lần so với ở dê bình th−ờng (12%).

So sánh tỉ lệ phân lập và số l−ợng vi khuẩn Salmonella trong phân của dê bị tiêu chảy và dê khoẻ mạnh đ−ợc thể hiện ở biểu đồ 4.3 và biểu đồ 4.4.

ở biểu đồ 4.3 thể hiện rõ sự giảm dần số l−ợng vi khuẩn Salmonella qua các giai đoạn sinh tr−ởng của dê khỏe và dê bị tiêu chảy. Qua biểu đồ còn thấy: số l−ợng vi khuẩn tăng lên rõ rệt ở dê bị tiêu chảy so với dê bình th−ờng.

Nhìn vào biểu đồ 4.4, chúng ta thấy rằng các cột thể hiện tỉ lệ phân lập, số l−ợng vi khuẩn Salmonella trong 1 gam phân của dê bị tiêu chảy ở các giai đoạn sinh tr−ởng khác nhau đều cao hơn rất nhiều so với các cột thể hiện tỉ lệ phân lập và số l−ợng vi khuẩn Salmonella của dê không bị tiêu chảy.

10.6550.11 50.11 9.10 49.72 7.55 45.42 5.55 45.04 3.35 46.89 0 10 20 30 40 50 60 Số l ợn g vi k h u n ( x 1 0 5 )

Dê bình th−ờng Dê tiêu chảy

Sơ sinh- < 3 tháng 3 - < 6 tháng 6 - < 12 tháng 12 - < 24 tháng 24 - 36 tháng

Biểu đồ 4.3. So sánh biến động về số l−ợng vi khuẩn Salmonella

từ phân của dê bị tiêu chảy và dê khoẻ mạnh

20 53.33 53.33 13.33 53.33 13.33 40.00 6.66 40.00 6.66 33.33 0 10 20 30 40 50 60 Tỷ l phâ n l p ( % )

Dê bình th−ờng Dê tiêu chảy

Sơ sinh- < 3 tháng 3 - < 6 tháng 6 - < 12 tháng 12 - < 24 tháng 24 - 36 tháng

Biểu đồ 4.4. So sánh tỉ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella

Qua kết quả xác định về số l−ợng và tỉ lệ phân lập vi khuẩn E.coli

Salmonella từ phân của dê nói chung chúng tôi nhận thấy: tỉ lệ phân lập và số l−ợng vi khuẩn E.coli cao hơn so với tỉ lệ phân lập và số l−ợng vi khuẩn

Salmonella. Tuy nhiên, khi dê bị tiêu chảy, số l−ợng và tỉ lệ phân lập đ−ợc ở cả hai loại vi khuẩn này đều tăng lên gấp nhiều lần. Điều đó cho thấy có sự bội nhiễm vi khuẩn E.coliSalmonella khi dê mắc hội chứng tiêu chảy.

Nhìn chung, ở cùng một trạng thái cơ thể, số l−ợng và tỉ lệ phân lập đ−ợc vi khuẩn E. coli Salmonella đều giảm dần qua những giai đoạn sinh tr−ởng của dê và ít hơn so với ở trâu, bò và lợn. Khi dê bị tiêu chảy, số l−ợng và tỉ lệ phân lập vi khuẩn E. coli, Salmonella tăng lên rất nhiều.

Nguyên nhân có thể là do có sự khác nhau về đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hoá hay đặc điểm sinh lí của từng loài gia súc ở từng giai đoạn sinh tr−ởng khác nhau.

Mặt khác, số loài và số l−ợng vi khuẩn trong đ−ờng tiêu hoá của gia súc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nh− thể trạng gia súc, giống gia súc, khẩu phần ăn, tập quán chăn nuôi và yếu tố thời tiết, khí hậu của từng vùng quyết định (S. Falade , 1976 [76], J.A. Craven , 1985 [72]).

Tuy nhiên, những nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhiều tài liệu đã công bố: ở ruột già của gia súc, số l−ợng vi khuẩn là vô cùng lớn, có thể có hàng tỉ tế bào trong 1 gam chất chứa (Kurilov L.V, Krotkova A.P, 1979 [17]; Lê Khắc Thận, 1974 [42], Trần Cừ và cs, 1975 [5]).

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập và giám định một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp ở đường tiêu hoá của dê khoẻ mạnh và dê mắc hội chứng tiêu chảy (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)