Điều tra tình hình dê bị tiêu chảy nuôi tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập và giám định một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp ở đường tiêu hoá của dê khoẻ mạnh và dê mắc hội chứng tiêu chảy (Trang 80 - 85)

4. Kết quả và thảo luận

4.1. Điều tra tình hình dê bị tiêu chảy nuôi tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận

Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận

Tiến hành điều tra 8175 con dê ở các độ tuổi, từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận. Kết quả đ−ợc thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình dê mắc hội chứng tiêu chảy tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận

Tỉnh Số điều tra (con) Số ốm (con) Tỉ lệ (%) Số chết (con) Tỉ lệ (%) Phú Yên 3443 252 7,31 75 29,76 Khánh Hoà 710 50 7,04 7 14,00 Ninh Thuận 4022 707 17,57 74 10,46 Tổng hợp 8175 1009 12,34 156 15,46

Qua kết quả điều tra 8175 con dê bằng phiếu điều tra cho thấy, tổng số dê bị tiêu chảy là 1009 con, chiếm tỉ lệ 12,34%. Tỉ lệ dê chết so với tổng đàn điều tra là 1,9% (156/8175 con). Tỉ lệ dê chết do bị tiêu chảy so với tổng số ốm là 15,46% (156 con/ 1009).

Trong 3 tỉnh điều tra, tỉ lệ dê bị bệnh cao nhất là ở Ninh Thuận (17,57%), thấp nhất là ở Khánh Hoà (7,31%) nh−ng tỉ lệ dê bị chết do tiêu chảy cao nhất ở Phú Yên (29,76%) và thấp nhất là ở Ninh Thuận (10,46%).

Tỉ lệ chết của gia súc do bị mắc một bệnh nào đó cũng thể hiện tính độc của mầm bệnh gây nên bệnh ở nơi đó (Nguyễn Nh− Thanh và cs, 2001 [40]). Nh− vậy, kết quả trên cho thấy rằng có thể mức độ bệnh của dê ở Phú Yên nặng nhất mặc dù tỉ lệ gia súc mắc hội chứng tiêu chảy không phải là cao nhất.

Qua khảo sát thực tế cũng cho thấy, việc chăn nuôi đàn dê ở Phú Yên ch−a đ−ợc quan tâm nhiều, ng−ời chăn nuôi ch−a chú ý nhiều đến vấn đề kĩ thuật, ph−ơng thức chăn nuôi chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, việc vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho dê ch−a đ−ợc chu đáo. Ng−ợc lại, ở Ninh Thuận, ng−ời dân chăn nuôi dê với quy mô đàn lớn, trình độ kĩ thuật của ng−ời chăn nuôi ở đây là t−ơng đối cao. Tập tính sinh hoạt của dê là dấu bệnh nên khó phát hiện ra dê ốm.Vì thế, tỉ lệ mắc bệnh của dê nuôi ở Ninh Thuận là cao nhất. Tuy nhiên, khi phát hiện thấy dê bị bệnh, ng−ời chăn nuôi ở đây đã điều trị bệnh kịp thời cho dê.

4.2. Biến động về số l−ợng vi khuẩn E.coliSalmonellatrong

phân của dê bị tiêu chảy so với trạng thái bình th−ờng

Để xác định biến động về số l−ợng vi khuẩn E.coliSalmonella trong phân dê mắc hội chứng tiêu chảy so với bình th−ờng, đã lấy 75 mẫu phân của dê ở mỗi trạng thái thuộc các giai đoạn sinh tr−ởng khác nhau để phân lập 2 loại vi khuẩn trên. Cụ thể:

- Từ sơ sinh đến < 3 tháng - Từ 3 tháng đến < 6 tháng - Từ 6 tháng đến < 12 tháng - Từ 12 tháng đến < 24 tháng - Từ 24 tháng đến 36 tháng Kết quả đ−ợc tổng hợp ở bảng 4.2 và bảng 4.3.

4.2.1. Kết quả xác định số l−ợng vi khuẩn E.coli

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài n−ớc về sự biến động số l−ợng vi khuẩn E.coliSalmonella ở đại gia súc nhai lại giữa hai trạng thái khỏe mạnh và bình th−ờng. Tuy nhiên, những nghiên cứu t−ơng tự nh− vậy ở gia súc nhai lại nhỏ, nhất là ở dê thì không có nhiều.

Nghiên cứu của Mary C Smith và cs (1994) [104] cho thấy: ở cùng một trạng thái của cơ thể dê, số l−ợng vi khuẩn E. coli và Salmonella giảm dần qua các giai đoạn sinh tr−ởng của dê; số l−ợng vi khuẩn E. coli và Salmonella ở dê bị tiêu chảy cao hơn rất nhiều so với ở dê bình th−ờng. Nguyên nhân là do đặc điểm sinh lí và cấu tạo bộ máy tiêu hoá của dê có những đặc điểm riêng biệt, khác với những gia súc nhai lại khác, kể cả cừu. Số l−ợng và số lớp lá sách ở dê là ít nhất (có 3 lớp với 39 lá), trong khi đó ở cừu có 4 lớp lá, và ở trâu bò có 169 lá. Do đó, số l−ợng vi khuẩn ở đ−ờng tiêu hoá của dê thấp hơn. Mặt khác, tập tính ăn uống của dê cũng khác những loài nhai lại khác. Môi dê có sự phân bố nhân trung (philtrum) và cơ đầy đủ hơn những gia súc nhai lại khác. Do vậy, dê th−ờng ăn những thức ăn ở trên cao, phần ngọn của các cây bụi, cây chồi nên khả năng nhiễm khuẩn ít hơn.

Dê là loài vật nhai lại có hệ thần kinh t−ơng đối phát triển. Khả năng mẫn cảm của dê với điều kiện môi tr−ờng sống ở lứa tuổi càng nhỏ thì càng cao hơn dê ở giai đoạn tr−ởng thành. Khi dê còn non, thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, quá trình tiêu hoá chủ yếu là ở dạ múi khế, thể tích dạ múi khế chiếm 70%, dạ cỏ chỉ chiếm 7%; ng−ợc lại, với dê tr−ởng thành, lúc này thức ăn chủ yếu là thức ăn thô xanh, chất xơ nên quá trình tiêu hoá chủ yếu diễn ra ở dạ cỏ, thể tích dạ múi khế bị giảm đi chỉ còn 7% và dạ cỏ chiếm 80% (Mary C.Smith và cs,1994 [104]; Nguyễn Thiện, 2003 [44], Đinh Văn Bình, 2005 [3]).

Do dê có rất nhiều tuyến n−ớc bọt và l−ợng dịch nhầy trong n−ớc bọt của dê nhiều hơn so với ở trâu, bò và cừu. Vì vậy, dê còn ăn đ−ợc cả những

cây có chất chát, chất đắng, kể cả những cây có độc chất nh− cây chàm tai t−ợng, lá xoan, lá xà cừ mà các loài nhai lại khác không thể ăn đ−ợc. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm dần số l−ợng vi khuẩn E.coli trong đ−ờng tiêu hoá của dê qua các giai đoạn sinh tr−ởng.

Thật vậy, ở cùng trạng thái sinh lí bình th−ờng hay tiêu chảy, số l−ợng vi khuẩn E.coli giảm dần qua các giai đoạn sinh tr−ởng và số l−ợng vi khuẩn ở hai trạng thái cơ thể của dê có sự khác nhau rõ rệt.

Dù ở trong trạngthái sinh lí bình th−ờng hay trạng thái ỉa chảy, số l−ợng vi khuẩn E.coli/1g phân giảm dần theo lứa tuổi.

Thí dụ: trong trạng thái bình th−ờng, số l−ợng E.coli /1g phân ở dê d−ới 3 tháng tuổi là 10,32 x 105 vi khuẩn và 2,96 x 105 vi khuẩn ở dê 24- 36 tháng tuổi.

ở trạng thái dê bị ỉa chảy, số l−ợng E.coli /1g phân ở dê d−ới 3 tháng tuổi là 148,30 x 105 vi khuẩn và 35,0 x 105 vi khuẩn ở dê 24- 36 tháng tuổi.

Cùng một lứa tuổi, số l−ợng vi khuẩn E.coli có trong 1 gam phân khi dê bị ỉa chảy cao hơn rất nhiều so với dê ở trạng thái bình th−ờng. Cụ thể :

- Số l−ợng vi khuẩn/1g phân với dê d−ới 3 tháng tuổi là 148,30 x 105 vi khuẩn khi dê bị tiêu chảy so với 51,61 x 105 vi khuẩn trong trạng thái bình th−ờng (gấp 2,87 lần).

- Với dê ở giai đoạn 3- <6 tháng tuổi, các số l−ợng trên t−ơng ứng là 128,00 x 105 vi khuẩn so với 44,8 x 105 vi khuẩn (gấp 2,86 lần).

- ở dê 6 - < 12 tháng tuổi, 73,1 x 105 vi khuẩn so với 26,9 x 105 vi khuẩn (gấp 2,71 lần).

- T−ơng tự, dê 12- < 24 tháng tuổi, 43,00 x 105 vi khuẩn so với 16,9 x

105 vi khuẩn (gấp 2,54 lần).

- Từ 24 - 36 tháng tuổi, 35,0 x 105 vi khuẩn so với 14,8x 105 vi khuẩn (tăng gấp 2,36 lần).

Nh− vậy, khi dê bị tiêu chảy, có sự bội nhiễm vi khuẩn E.coli rõ rệt, số l−ợng vi khuẩn tăng lên gấp hơn 2 lần so với ở trạng thái bình th−ờng.

Bảng 4.2. Kết quả xác định số l−ợng vi khuẩn E.coli trong phân của dê nuôi tại Phú Yên, Khánh Hoà và Ninh Thuận

Dê bình th−ờng Dê tiêu chảy Tăng so với bình

th−ờng Số l−ợng vi khuẩn Số l−ợng vi khuẩn Số khuẩn lạc TB (0,2 mlx105) (CFU) Số khuẩn lạc TB (0,2 mlx105) (CFU) Các chỉ tiêu theo dõi Tuổi gia súc (tháng) Số mẫu kiểm tra X số l−ợng vi khuẩn/gr (x105) (CFU) Số mẫu kiểm tra X Số l−ợng vi khuẩn/gr (x105) (CFU) Triệu vi khuẩn/gr Tỉ lệ (%) Từ sơ sinh- <3 tháng 15 10,32 51,61 15 29,66 148,30 9,669 65,19 Từ 3 tháng- <6 tháng 15 8,96 44,80 15 25,06 128,00 8,320 65,00 Từ 6- <12 tháng 15 5,38 26,90 15 14,62 73,10 4,620 63,20 Từ 12- 24 tháng 15 3,38 16,90 15 8,60 43,00 3,310 60,60 Từ 24 -36 tháng 15 2,96 14,80 15 7,07 35,00 2,020 57,71

Cho đến nay, hầu nh− ch−a có tài liệu nào công bố kết quả nghiên cứu cụ thể về biến động số l−ợng vi khuẩn E. coli Salmonella ở đ−ờng tiêu hoá của dê ở hai trạng thái khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên, trong số các loài nhai lại đã có nhiều công trình nghiên cứu về hai loại vi khuẩn trên ở trâu, bò, bê nghé.

Kết quả nghiên cứu của Mary C Smith và cs (1994) [104] cho thấy: số l−ợng vi khuẩn tăng lên 109 vi khuẩn/ ml chất chứa ruột và số l−ợng Protozoa

giảm xuống còn 104/ml chất chứa ruột khi thay đổi khẩu phần ăn cho dê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với quy luật chung, đã xác định đ−ợc sự khác biệt rõ rệt về số l−ợng vi khuẩn E.coli giữa hai trạng thái sinh lí bình th−ờng và ỉa chảy ở các giai đoạn tuổi của dê.

Nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [13] đã xác định đ−ợc sự biến động số l−ợng vi khuẩn E.coli ở bê, nghé bị tiêu chảy và bê nghé không bị tiêu chảy; số l−ợng vi khuẩn E.coli ở bê, nghé mắc hội chứng tiêu chảy tăng cao hơn nhiều so với bê, nghé ở trạng thái bình th−ờng, tăng 279,00% ở bê và 268,00% ở nghé.

Kết quả nghiên cứu về sự biến động số l−ợng vi khuẩn E.coli của Nguyễn Văn Quang (2004) [30] cho thấy số l−ợng vi khuẩn E.coli ở bò không tiêu chảy là 101,15 x 105 vi khuẩn, ở bò tiêu chảy là 262,60 x 105 ; ở bê không tiêu chảy là 81,10 x 10 5 và bê tiêu chảy là 291,80 x 10 5 vi khuẩn.

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập và giám định một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp ở đường tiêu hoá của dê khoẻ mạnh và dê mắc hội chứng tiêu chảy (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)