4. Kết quả và thảo luận
4.8.1. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm của một số chủng E.coli phân lập đ−ợc với một số kháng sinh, hoá d−ợc thông th−ờng
lập đ−ợc với một số kháng sinh, hoá d−ợc thông th−ờng
Năm 1928, A. Fleming đã phát hiện ra kháng sinh. Năm 1940, chế phẩm Penicillin ra đời do Flory, Chain và Healthy. Từ đó đến nay, các nhà khoa học đã không ngừng tìm kiếm, chế tạo những chất kháng sinh mới và
ứng dụng rộng rãi trong thực tế, đặc biệt là trong điều trị bệnh do nhiễm khuẩn. Ngoài ra, kháng sinh còn đ−ợc dùng để bổ sung vào thức ăn trong chăn nuôi (Phạm Khắc Hiếu và cs, 1999 [14], Nguyễn Thị Hoa Lý, 2001 [19]).
Tuy nhiên, do việc sử dụng kháng sinh một cách tuỳ tiện, không đúng cách và không đúng mục đích đã dẫn đến hiện t−ợng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng tăng nhanh.
Nguyễn Thị Hoa Lý (2001) [19] cho biết các chủng loại thuốc kháng sinh đ−ợc sử dụng trong chăn nuôi quá nhiều. Chủng loại thuốc kháng sinh đ−ợc sử dụng trong thú y ở Việt Nam nhiều hơn so với các n−ớc trong khu vực và các n−ớc khối E.U. Một số loại kháng sinh mới dùng điều trị cho ng−ời và không đ−ợc sử dụng trong thú y nh−ng lại đ−ợc ng−ời chăn nuôi gia súc sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.
Mặt khác, do điều kiện vệ sinh môi tr−ờng kém, ô nhiễm n−ớc, thức ăn, khí hậu chuồng nuôi, ng−ời chăn nuôi phải trộn kháng sinh liên tục vào thức ăn, n−ớc uống để hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng - trị bệnh và nuôi trồng thuỷ sản một cách tuỳ tiện: có 32,61% trại sử dụng kháng sinh không hợp lý, dùng sai liều quy định và 44,54% số trại ngừng dùng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi không đúng liệu trình qui định, không đúng qui cách đã dẫn đến tình trạng tồn d− kháng sinh trong thực phẩm (Nguyễn Thị Hoa Lý, 2001 [19]).
Tr−ớc thực tế vi khuẩn kháng thuốc nh− vậy, khi điều trị bệnh thì phải tiến hành kháng sinh đồ, xác định loại kháng sinh mẫn cảm cao với vi khuẩn để điều trị bệnh có hiệu quả.
Chọn 10 chủng vi khuẩn mỗi loại, tiến hành kiểm tra khả năng mẫn cảm của vi khuẩn E.coli, Samonella phân lập đ−ợc từ dê bị tiêu chảy với 10 loại kháng sinh, hoá d−ợc thông th−ờng. Kết quả đ−ợc thể hiện ở bảng 4.13 và bảng 4.14.
Trong 10 loại kháng sinh đ−ợc thí nghiệm, có 9 loại có tác dụng ức chế vi khuẩn E.coli ở các mức độ khác nhau. Tất cả các chủng vi khuẩn đều mẫn cảm cao nhất với Neomycin, Kanamycin và Gentamycin.
Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm của E.coli phân lập đ−ợc từ dê tiêu chảy với một số loại kháng sinh thông th−ờng
STT Loại kháng sinh Số mẫu thí nghiệm Số mẫu mẫn cảm cao Số mẫu mẫn cảm trung bình Tỉ lệ mẫn cảm (%) Số mẫu kháng thuốc Tỉ lệ kháng thuốc (%) 1 Neomycin 10 5 5 100 0 0 2 Kanamycin 10 4 6 100 0 0 3 Gentamycin 10 4 6 100 0 0 4 Cefotaxim 10 3 5 80 2 20 5 Bactrim 10 2 5 70 3 30 6 Tetracyclin 10 2 4 60 4 40 7 Rifampycin 10 1 5 60 4 40 8 Erythromycin 10 1 1 20 8 80 9 Ampicillin 10 0 1 10 9 90 10 Penicillin 10 0 0 0 10 100
Với Cefotaxim, Bactrim, Tetracyclin, Rifampicin, E. coli có tỉ lệ mẫn cảm từ 60 - 80%. Các chủng vi khuẩn E. coli có khả năng mẫn cảm thấp với Erythromycin (tỉ lệ mẫn cảm 20%) và Ampicillin (tỉ lệ mẫn cảm 10%). Các chủng vi khuẩn E.coli đã có sự kháng thuốc với Penicillin, tỉ lệ kháng thuốc là 100%.
Lê Văn Tạo (1996) [36] đã kết luận rằng 92,21 - 93,8% số chủng vi khuẩn E. coli kháng lại với Penicillin. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1999) [14] cũng cho biết: E.coli kháng hoàn toàn với Penicillin vàSulfamid.
Việc đánh giá mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli đã đ−ợc nhiều tác giả trong và ngoài n−ớc khẳng định. Fairbrother (1992) [78] thử khả năng mẫn cảm của các chủng E.coli phân lập đ−ợc với 11 loại kháng sinh và Sulfamid cho thấy: khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli tăng dần ở
cùng một loại kháng sinh theo thời gian nghiên cứu từ 1987 - 1990. Tỉ lệ vi khuẩn kháng Tetracyclin lần l−ợt là: 86% (năm 1987), 88% (năm 1989) và 93% (năm 1990). ở Việt Nam, Phạm Khắc Hiếu và cs (1999) cho kết quả nghiên cứu: từ năm 1975 - 1995, các chủng vi khuẩn kháng thuốc tăng lên nhanh.