Bệnh viêm ruột hoại tử (Enterotoxemia)

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập và giám định một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp ở đường tiêu hoá của dê khoẻ mạnh và dê mắc hội chứng tiêu chảy (Trang 35 - 38)

Bệnh viêm ruột hoại tử xảy ra ở dê do vi khuẩn Clostridium perfrigens

type D (P.J Quinn và cs, 1994, [110]; Embert H Coles, 1974 [76]; Mary C. Smith và cs, 1994 [104]). Bệnh xảy ra khi môi tr−ờng pH trong đ−ờng tiêu hoá thay đổi đột ngột, vi khuẩn biến tính, trở nên c−ờng độc, phát triển mạnh và có khả năng gây bệnh. Bệnh viêm ruột hoại tử là một bệnh đặc tr−ng ở đ−ờng tiêu hoá loài nhai lại. Hầu hết các đợt dịch bệnh đều nổ ra ở đàn dê sữa nuôi thâm canh và bán thâm canh khi có sự thay đổi đột ngột về thức ăn hoặc chế

độ nuôi d−ỡng, nhất là đối với dê chăn thả, ăn nhiều ở đồng cỏ thấp mà có cỏ non giàu protein, nghèo xơ, giàu tinh nh− mì, cám, rỉ mật, nhiều ngũ cốc và rau xanh ( Đinh Văn Bình và cs, 2003 [2], Nguyễn Quang Sức và cs, 2000 [32]; Mary C. Smith và cs, 1994 [104]).

Vi khuẩn Clostridium perfrigens type D th−ờng c− trú trong đ−ờng ruột của gia súc khoẻ. ở điều kiện cơ thể gia súc bình th−ờng, chúng không gây bệnh vì số l−ợng vi khuẩn ít và độc tố đ−ợc tiết ra sẽ nhanh chóng theo nhu động của ruột thải ra ngoài. Khi gặp điều kiện bất lợi nh− chế độ dinh d−ỡng không hợp lý, khẩu phần ăn mất cân đối về các chất dinh d−ỡng, thức ăn khó tiêu, vi khuẩn qua dạ cỏ tới dạ tổ ong và ruột. ở đây, chúng sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển một cách nhanh chóng. Khi nhu động ruột giảm do mức tiêu thụ tinh bột nhiều và cùng với sự tăng tr−ởng của vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn đ−ợc tiết ra nhiều hơn, độc lực của vi khuẩn sẽ tăng lên và có thể gây bệnh, dẫn đến viêm ruột và ỉa chảy. Bệnh viêm ruột hoại tử th−ờng gặp ở dê, ít xuất hiện ở động vật nhai lại khác (Mary C. Smith và cs, 1994 [104]).

C. perfringens type D sản sinh 2 loại độc tố chủ yếu là alpha (α) và epsilon (€), cả 2 loại độc tố này đều có vai trò quan trọng trong việc gây bệnh của vi khuẩn. Độc tố epsilon đ−ợc cho là yếu tố gây độc chủ yếu và gây nên quá trình bệnh lí ( Mary C Smith và cs,1994 [104]; Embert H Coles, 1974 [76]).

ở Mỹ và Anh, C. perfringens type C cũng đ−ợc cho là nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử ở dê. Những độc tố chính của C.perfringens type C là alpha (α)

và beta (β). Vì độc tố β bị phân huỷ bởi trypsin nên viêm ruột hoại tử type C th−ờng xảy ra nhất ở những dê rất non, những dê này có mức độ trypsin ở ruột thấp (S.Y Mangera, 2005 [103], N.S Barron, 1942 [56], S. B. Guss, 1977 [85]).

Brooks M. E và cs (1998) [64] cũng đã phân lập đ−ợc những chủng

C. perfringens type B từ những dê ở Iran thuộc các lứa tuổi khác nhau nh−ng chúng đều biểu hiện triệu chứng lâm sàng viêm ruột hoại tử giống nhau.

C. perfringens type A đã đ−ợc J. E. Blackwell và D.T Oxer tìm thấy và đ−ợc cho là nguyên nhân thông th−ờng nhất gây viêm ruột hoại tử cho dê và cừu ở Ai Cập (Blackwell J. E., 1989 [61], D.T Oxer, 1956 [109]).

Bệnh viêm ruột hoại tử th−ờng tiến triển ở 3 thể: quá cấp, cấp tính và mãn tính (Đinh Văn Bình và cs, 2003 [2], Nguyễn Quang Sức và cs, 2000 [32], Nguyễn Thiện, 2003 [44]; Mary C Smith và cs, 1994 [104]).

ở thể quá cấp, bệnh th−ờng xảy ra nhiều hơn ở dê hậu bị, ít xảy ra ở dê tr−ởng thành. Dê con lớn nhanh, khoẻ mạnh cũng hay bị nhiễm bệnh này. Dê giảm ăn đột ngột, đau bụng, kêu hét, phân lỏng dính, lẫn bọt, lẫn máu và có chất nhầy, dê sốt cao 400C. Dê chết nhanh trong vòng 24 giờ.

Thể cấp tính th−ờng xảy ra ở dê tr−ởng thành. Dê có biểu hiện đau bụng, ít kêu hoặc không kêu. Phân lúc đầu sền sệt hoặc nhão nh−ng sau đó trở thành lỏng nh− n−ớc, có mùi hôi thối. Triệu chứng lâm sàng có thể kéo dài 3 - 4 ngày. Hậu quả của bệnh là giảm độ dự trữ kiềm và n−ớc. Khác với thể quá cấp, ở thể cấp tính, bệnh có thể hồi phục lại nếu đ−ợc điều trị kịp thời.

ở thể mãn tính, bệnh xuất hiện theo giai đoạn, có chu kỳ, vài tuần bệnh lặp lại. Dê buồn bã, giảm tiết sữa, kém ăn. Dê giảm trọng l−ợng cùng với quá trình ỉa chảy gián đoạn, phân nhão. Thể bệnh này rất khó xác định.

Trong tr−ờng hợp bệnh ở dạng quá cấp và cấp tính, cần tiêm tĩnh mạch dung dịch cung cấp chất điện giải bicarbonate để tránh sốc, mất n−ớc và tăng acid huyết. Có thể điều trị bệnh bằng kháng sinh để giảm tăng sinh vi khuẩn. Dùng các loại thuốc kết hợp Streptomycin, Penicillin, Trimethoprin, Sulfonamide để tiêm bắp (Nguyễn Quang Sức và cs, 2000 [32]).

Cũng có thể sử dụng thuốc Sulfonamide để cho con vật uống và cần phải cho uống 50ml dung dịch CuSO4(1 thìa ăn CuSO4 pha với 1 lít n−ớc) tr−ớc khi cho con vật uống Sulfonamide. Ngoài ra, để hạn chế tác hại thần

kinh và giảm bài tiết độc tố đ−ờng ruột, có thể cho con vật bị bệnh uống các loại than hoạt tính, magie sulphat, hydroxit magie, cafein và bột cao lanh để đẩy nhanh các chất độc ra ngoài, hạn chế những tác động có hại do độc tố của vi khuẩn gây ra (Mary C Smith và cs, 1994 [104 ]).

Để phòng bệnh viêm ruột hoại tử, ng−ời ta dùng vaccine giải độc tố, 6 tháng một lần cũng có thể hạn chế đ−ợc sự phát bệnh trong đàn. Mặt khác, cần duy trì chế độ ăn và khẩu phần ăn hợp lý cho vật nuôi, không thay dổi thức ăn đột ngột và không cho dê ăn quá nhiều thức ăn tinh, ít thức ăn thô trong khẩu phần, đặc biệt không cho ăn đột xuất các loại ngũ cốc và các thức ăn dự trữ khác (Mary C Smith và cs, 1994 [104], Đinh Văn Bình và cs, 2003 [2], Nguyễn Quang Sức, 2001 [32]).

Một phần của tài liệu Luận văn phân lập và giám định một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp ở đường tiêu hoá của dê khoẻ mạnh và dê mắc hội chứng tiêu chảy (Trang 35 - 38)