III. Tiến trình dạ y học.
CHƯƠNG IV CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP BÀI 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT VÀ LẮP GHÉP
BÀI 24: KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT VÀ LẮP GHÉP I. Mục tiêu: Sau bài này GV cần cung cấp cho HS:
- Hiểu được khái niệm và phân loại chi tiết máy.
- Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy, công dụng của từng kiểu lắp ghép máy.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ: Ròng rọc các chi tiết máy.
- Bộ mẫu: Các chi tiết máy phổ biến như bu lông,đai ốc vọng đệm, bánh răng lò xo, một bộ ròng rọc, một mãnh vỡ cụm trước xe đạp.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài học.
Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo thành từ nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Khi hoạt động máy thường hỏng hoc ở những chỗ lắp ghép. Vì vậy để hiểu được các kiểu lắp ghép chi tiết máy nhằm kéo dài thời gian sử dụng của máy và thiết bị, chúng ta cùng nghiên cứu bài “Khấi niệm về chi tiết máy và lắp ghép”. 2. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết máy là gì?
GV cho HS quan sát H24.1 SGK và đặt các câu hỏi.
?/ Cụm trước của xe đạp được cấu tạo từ mấy phần tử? Là những phần tử nào? Công dụng của từng phần tử? Các phần tử trên có đặc điểm gì chung? HS có thể trả lời GV nhận xét:
* Được cấu tạo từ 5 phần tử.
+ Trục: Hai đầu có ren để lắp vào càng xe nhờ đai ốc.
+ Đai ốc hảm côn: Có nhiệm vụ giữ côn lại một vị trí.
+ Đai ốc vòng đệm: Lắp trục với càng xe. + Côn: Cùng với bi nối tạo thành trục.
Gv Kết luận , HS ghi vở khái niệm về chi tiết máy
I. Khái niệm về chi tiết máy. 1. Chi tiết máy là gì?
Chi tiét máy là phần tử có cấu tạo hoàn chĩnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất đình trong máy.
?/ Hãy quan sát H24.2 và cho biết phần tử nào không phải là chi tiết máy? Tại sao?
HS trả lời dựa vào dấu hiệu là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh.
?/ Các chi tiết máy được sử dụng và phân loại như thế nào?
Hs trả lời: Theo công dụng chi tiết máy được chia làm hai nhóm Gv kết luận chung và cho HS ghi vở
?/ Vậy muốn tạo thành một máy hoàn chỉnh, các chi tiết máy phải được lắp ghép với nhau như thế nào?
2. Phân loại chi tiết máy. Chi tiết máy được chia thành hai nhóm
+ Nhóm chi tiết có công dụng riênglà những chi tiết chgỉ được sử dụng trong một loại máy nhất định.
+ Nhóm chi tiết có công dụng chunglà những chi tiết được sử dụng nhiều loại máy khác nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
GV yêu cầu HS quan sát hình 24.3 SGK trả lời các câu hỏi:
?/ Chiếc ròng rọc được cấu tạo từ mấy phần tử? Nhiệm vụ của từng phần tử? HSTrả lời: Bánh ròng rọc, trục, móc treo và giá đỡ.
?/ Giá đỡ và móc treo được ghép với nhau như thế nào?
Bánh ròng rọc được ghép với trục như thế nào?
HS trả lời GV kết luận
II.Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào?
Các chi tiết được ghép với nhau bằng đinh tàn, bằng ren và bằng trục quay.
a, Mối ghép cố định
Là các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm: + Mối ghép thao được như ghép bằng ren,then, chốt...
+ Mối ghép không tháo được như ghép bằng hàn,đinh tán...
b, Mối ghép động.
Chi tiết được ghép với nhau có thể xoay,trượt lăn, hoặc khớp với nhau (bánh ròng rọc và trục)
3. Tổng kết bài học.
Gv yêu cấu HS trả lời câu hỏi. Quan sát xe đạp cho biết một số mối ghép cố định và mối ghép động? Tác dụng của từng mối ghép đó?
- GV tổng kết lại nội dung như phần ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những mối ghép khác em biết. - Trả lời các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài 25 SGK.
Tuần 12 Ngày soạn …./…./200… Tiết 24 Ngày dạy …./…./200…
BÀI 25: MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH - MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢCI.Mục tiêu: Sau bài này GV cần cung cấp cho HS: