0
Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

BÀI 19: THỰC HÀNH VẬT LIỆU CƠ KHÍ I Mục tiêu: Sau bài này GV cần cung cấp cho HS.

Một phần của tài liệu CN 8 (Trang 38 -40 )

III Các hoạt động dạy học:

3. Tổng kết bài học.

BÀI 19: THỰC HÀNH VẬT LIỆU CƠ KHÍ I Mục tiêu: Sau bài này GV cần cung cấp cho HS.

- Nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến. - Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí. - Rèn luyện tác phong làm việc theo quy trình.

II. Chuẩn bị:

GV phân công trước mỗi nhóm HS 2-3 em chuẩn bị:

+ Một đoạn dây đồng, dây nhôm,dây thép và thanh nhựa có đường kính  18 mm. + Một bộ tiêu bản gồm: Gang thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm, cao su chất dẻo. + Một chiếc búa nguội nhỏ.

+ Một chiếc đe nhỏ.

III. Các hoạt động dạy học:

Muốn có sản phẩm cơ khí tốt cần có vật liệu phù hợp. Mỗi vật liệu có nhiều tính chất khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng mà người ta quan tâm đến tính chất nà hay tính chất khác hoặc có thể thay đổi một vài tính chất để nâng cao hiệu quả sử dụng của vật liệu. Để nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến và phương pháp đơn giản để thử tính của vật liệu cơ khí, chúng ta cùng thực hành bài “Vật liệu cơ khí”.

2. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính.

Hoạt động 1: Hướng dẫn bam đầu

- GV nêu rõ mục đích yêu cầu của bài thực hành và giao nhiệm vụ cho HS.

- Nhận biết được các vật liệu cơ khí phổ biến trong cùng một nhóm hoặc khác nhóm bằng phương pháp quan sát màu sắc, mặt gãy, ứớc lượng khối lượng lượng riêng của những vật liệu có cùng kích thước.

+ So sánh tính cơ học chủ yếu của vật liệu như: Tính cứng, tính dòn tính dẻo.

GV thao tác mẩu về cách thử cơ tính của một vài loại vật liệu.

GV kết luận; Để xác định được tính cứng, tính giòn, tính dẻo của vật liệu ta dùng lực của tay để bẻ các thanh vật liệu.

+ Nhắc nhở HS Về kĩ luật an toàn trong giờ học. - Gv Phân chia HS thành các nhóm với các dụng cụ, mẩu vật, phương tiện đã chuẩn bị trước

HS lắng nghe GV hướng dẫn.

HS ghi kết quả vào báo cáo thực hành.

Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thực hành.

GV yêu cầu HS phân biệt được Giữa kim loại và phi kim loại qua màu sắc, mặt gãy, khối lượng riêng

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

1. Nhận biết và phân biệt vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.

- HS Chuẩn bị các mẩu vật gồm: Gang, thép, đồng,nhôm và hợp kim của chúng; Nhựa cúng cao su chất dẻo...

HS so sánh tính cứng và tính dẻo bằng cách bẻ và uốn các vật liệu để ước lượng ,một cách định tính HS điền kết quả vào mục 1 báo cáo thực hành.

2. So sánh kim loại màu và kim loại đen.

Hướng dẫn HS làm tương tự như mục trên.

GV hướng dẫn tương tự Yêu cầu HS dùng búa để thử.

GV theo dõi thường xuyên quá trình thực hành để phát hiện những sai sót để uốn nắn cho HS.

+ Quan sát màu sắc + Thử tính dẻo + Thử tính cứng

+ Thử khả năng biến dạng HS điền kết quả vào mục 2 BCTH

3. So sánh vật liệu gang và thép.

HS làm thực hành và ghi kết quả vào báo cáo thực hành.

3. Tổng kết và đánh giá bài thực hành.

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành theo mục tiêu của bài học. - GV yêu cầu HS nộp báo cáo thực hành. Gv nêu những vấn đề cho HS trao

đổi về nội dung và kết quả nhận được so với lí thuyết.

- GV nhấn mạnh phương pháp thực hành ở trên chỉ là phương pháp thủ công, mang tính kiểm nghiệm định tính. Để xác định chính xác tính chất của vật liệu cơ khí, người ta cần tiến hành trong phòng thí nghiệm với đầy đủ các trang thiết bị cầ thiết.

- GV yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu, vệ sinh chỗ làm việc và nhận xét về tinh thần, thái độ và đánh giá kết quả của giờ thực hành.

- GV nhắc nhở HS đọc trước bài 20 SGKvà sưu tầm những dụng cụ cần thiết như trong bài học.



Tuần 11 Ngày soạn …./…./200… Tiết 22 Ngày dạy …./…./200…

BÀI 20: DỤNG CỤ CƠ KHÍI. Mục tiêu: Sau bài này GV cần cung cấp cho HS:

Một phần của tài liệu CN 8 (Trang 38 -40 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×