CHƯƠNG III: GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀI 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ

Một phần của tài liệu cn 8 (Trang 36 - 38)

III Các hoạt động dạy học:

3. Tổng kết bài học.

CHƯƠNG III: GIA CÔNG CƠ KHÍ BÀI 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ

BÀI 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ I. Mục tiêu: Sau bài này GVcần cung cấp cho HS :

- Biết cách phân loại các vật liệu cơ khí hphổ biến . - Biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. - Biết lựa chọn và sữ dụng vật liệu hợp lí.

II.Chuẩn bị:

- Các mẫu vật liệu cơ khí.

- Một sản phẩm dược chế tạo từ vật liệu cơ khí.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

?/ Hãy cho biết vai trò của cơ khí trong sản xuất và đời sống như thế nào?.Cho ví dụ ?

HS1 lên bảng trả lời HS khác nhận xét.

?/ Lên bảng tóm tắt quy trình hình thành một sản phẩm? HS lên bảng trình bày phần trả lời

GV gọi 1 HS nhận xét phần trình bày của bạn, cho điểm. 2. Giới thiệu bài học.

Vật liệu cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong gia công cơ khí, Nó là cơ sở vật chất ban đầu để tạo nên sản phẩm cơ khí. Nếu không có vật liệu cơ khí thì không có sản phẩm cơ khí. Để biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí, từ đó biết lựa chọn và sử dụng vật liệu cơ khí một cách hợp lí, chúng ta cùng ngiên cứu bài : “Vật liệu cơ khí”.

3. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính.

Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu cơ khí phổ biến

GV đưa ra sơ đồ phân loại vật liệu cơ khí.

HS vẽ sơ đồ trên vào vở ?/ Từ sơ đồ trên em hãy cho biết tính chất và công dụng của một số vật liệu phổ biến?

( Gang, thép, hợp kim đồng hợp kim nhôm, chất dẻo...) HS trả lời GV nhận xét. ?/ Em hãy kể tên những vật liệu làm ra các sản phẩm thông dụng?

HS trả lời: Kéo cắt giấy, lưỡi cày, khung xe đạp...

?/ Em hãy so sánh ư nhược điểm và phạm vi sử dụng của vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại?

HS trả lời:

-Kim loại có tính dẫn điện tốt phi kim không có tính dẫn điện.

- Giá thành kim loại đắt , giá thành kim loại rẻ.

Vật liệu phi kim loại dễ da công,không bị ô xi hóa,ít

I. Các vật liệu cơ khí phổ biến.

Thép KL đen Gang VL kim loại. Cu và HK của Cu KL màu VL cơ khí. Al và HK của Al Cao su

VL phi kim loại Chất dẻo Gốm, sứ 1. Vật liệu kim loại.

a, Kim loại đen: Thành phần chủ yếu là Fe và C + Gang : - Có tính cứng và tính bến cao, Chịu mài mòn, chịu nén và chống rung tốt dễ đúc , khó gia công cắt gọt vì cứng.

- Dùng làm ổ đỡ, má phanh tàu...

+ Thép: - Tính cứng cao, chịu tôi, chịu mài mòn... - Làm dụng cụ đồ nghề, dụng cụ cắt gọt như lưỡi cưa, lưỡi đục,dao, tiện...

+ Hợp kim đồng: - Dễ da công cắt gọt, dễ đúc, cứng bền.

- Sữ dụng làm các chi tiết máy, dụng cụ gia đình, đúc chuông ...

+ Hợp kim nhôm: Nhẹ tính cứng và tính bền cao. - Dùng trong công nghiệp hàng không, đúc pít tông xi lanh ...

+ Chất dẻo: Nhẹ, dẻo dẫn nhiệt kém, không dẫn điện không bị ô xi hóa, dễ da công...

mài mòn hơn so với vật liệu kim loại.

- Chúng đều được sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất cơ bản cảu vật liệu cơ khí.

GV thông báo: Mỗi vật liệu có tính chất khác nhautùy theo mục đích sử dụng, người ta quan tâm đến tính chất này hay tính chất khác.

Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản. ?/ Bằng kiến thức đã học, em hãy kể một số tính chất công nghệ và tính chát cơ học của kim loại thường dùng?

HS trả lời

Thép: Cứng dễ gia công ở nhiệt độ cao. Nhôm: Mềm dễ gia công ở nhiệt độ bình thường ...

GV kết luận chung như ở SGK.

II. Tính chất caơ bản của vật liệu cơ khí.

1. Tính chất cơ học.

Tính cứng, tính bền, tính dẻo.

2. Tính chất vật lí.

Nhiệt độ nóng chảy,dẫn điện dẫn nhiệt.

3. Tính chất hóa học.

Tính chịu Axít, chịu ăn mòn...

4. Tính chất công nghệ.

Khả năng gia công của vật liệu, tính đúc tính hàn, tính rèn...

3. Tổng kết bài học.

-GV yêu cầu một vài HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Yêu cầu HS trả lới các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Yêu cầu HS đọc trước bài 19 SGK.



Tuần 11 Ngày soạn …./…./200… Tiết 21 Ngày dạy …./…./200…

BÀI 19: THỰC HÀNH VẬT LIỆU CƠ KHÍI. Mục tiêu: Sau bài này GV cần cung cấp cho HS.

Một phần của tài liệu cn 8 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w