BÀI 21: CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠI I.Mục tiêu: Sau bài này GV cần cung cấp cho HS:

Một phần của tài liệu cn 8 (Trang 42 - 45)

III Các hoạt động dạy học:

3. Tổng kết bài học.

BÀI 21: CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠI I.Mục tiêu: Sau bài này GV cần cung cấp cho HS:

- Hiểu được ứng dụng của các phương pháp cắt kim loại bằng cưa tay và đục. - Biết được các thao tác cơ bản về cưa và đục kim loại .

- Biết được các quy tắc an toàn lao động trong quá trình gia công.

II. Chuẩn bị:

- Chuẩn bị bộ tranh SGK 21.1, 21.2, 21.3, 21.4, 21.5, 21.6.

- Các dụng cụ như: Cưa,đục,êtô bàn, một đoạn phế liệu bằng thép.

III.Các hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ:

HS1: Có mấy loại dụng đo và kiểm tra? Em hãy nêu cấy tạo của thước cặp? HS2: Trong quá trình gia công thường sử dụng các dụng cụ nào? Nêu công dụng của các dụng cụ đó?

HS cả lớp cùng GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính.

Hoạt động 1: Tìm hiểu vầ kỹ thuật cắt kim loại bằng cưa tay

GV thông báo khái niệm. HS ghi vở

GV yêu cầu HS so sánh sự khác nhau giữa lưỡi cưa sắt và cưa gỗ ?

HS có thể trả lời: Cưa gỗ có răng to, sâu hơn, thưa hơn, ngước lại với cưa sắt.

GV nêu các bước chuẩn bị cho HS biết: + Lưỡi cưa lắp vào khung sao cho các răng

I. Cắt kim loại bằng cưa tay

1. Khái niệm

Là một dạng gia công thô dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu.

2. Kỹ thuật cưa

cưa hướng ra khỏi tay cầm. + Lấy dấu trên vật cần cưa.

+ Chọn êtô theo tầm vóc của người + Gá kẹp vật lên êtô.

HS ghi vở

GV biểu diễn tư thế đứng và thao tác cưa, chú ý.

+ Tư thế đứng: Người vừa đứng thẳng thoải mái trọng lượng phân đều trên hai chân vị trí chân đứng so với bàn kẹp êtônhư H21.2a. + Cách cầm cưa: Tay phải nắm cán cưa tay trái nắm đầu kia của khung cưa H21.2b. + Phôi liệu phải được kẹp chặt.

GV thao tác chậm để HS quan sát.

?/ Để đảm bảo an toàn khi cưangười cưa cần phải thực hiện quy địng gì?

HS căn cứ vào SGK và thực tế để trả lời. GV cho HS khác đọc lại an toàn khi cưa trong SGK.

+ Lưỡi cưa lắp vào khung sao cho các răng cưa hướng ra khỏi tay cầm. + Lấy dấu trên vật cần cưa.

+ Chọn êtô theo tầm vóc của người + Gá kẹp vật lên êtô.

b, Tư thế đứng và thao tác cưa.

3. An toàn khi cưa (SGK)

Hoạt động 2: Tìm hiểu đục kim loại

Gv thông báo khái niiệm đục kim loại HS ghi vở.

?/Đục có cấu tạo như thế nào?

HS trả lời cấu tạo gồm hai phần: phần đầu để đòng và phần lưỡi để cắt.

?/ Đục như thế nào thì đúng kỹ thuật ? HS trả lời : - Cách cần đục, cầm búa: + Tay thuận cầm búatay kia cầm đục. GV yêu cầu HS quan sát H21.4 để diễn tả cách cầm đục và cách cầm búa.

GV nói rỏ hơn về tư thế đục và cách cầm búa cho HS quan sát

HS theo dỏi

?/ Nêu các biện pháp khi đục.

GV gọi 1 HS nêu các biện pháp khi đục.

II.Đục kim loại. 1. Khái niệm.

Đục kim loại là một bước gia công được sử dụng khi lượng dư gia cônmg lớn hơn 0,5mm.

2. Kỹ thuật khi đục a, Cách cầm đục và búa.

Tay thuận cầm búa tay kia cầm đục. b, Tư thế cầm đục

c, Cách đánh búa

3. An toàn khi đục. (SGK)

Hoạt động 3: Tìm hiểu dũa kim loại

GV cho HS quan sát các loại dũa từ đó nêu cấu tạo và công dụng.

?/ Dũa dùng để làm gì

HS trả lời : Dùng để tạo độ nhẵn, độ phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên máy công cụ.

GV hướng dẫn HS chọn dũa phù hợp với bề mặt của sản phẩm cơ khí.

?/ Khi dũa cần có kỹ thuật như thế nào? GV hướng dẫn

+ Cách chọn ê tô phù hợp

+ Kẹp vật chặt vừa phải và nặt phẳng cândf dũa cách má êtô 10-20mm.

GV yêu cầu HS đọc và quan sát H22.2 cách cầm dũa và thao tác và hướng dẫn thêm cho HS tiến hành.

HS nêu các vấn đề an toàn khi dũa. GV kết luận cho HS ghi vở

1. Kỹ thuật khi dũa. a,Chuẩn bị.

+ Cách chọn Êtô, tư thế đứng ... + Kẹp vật khi dũa.

b, Cách cầm dũa và thao tác. (SGK)

2. An toàn khi dũa.

+ Bàn nguội phải chắc chắn, vật dũa phải được kep chặt.

+ Không được dùng dũa không có cán hoặc cán bị vỡ

+ Không thổi phoi, tránh phoi rơi vào mắt.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về khoan kim loại

GV giới thiệu phương pháp khoan được sử dụng phổ biến để gia công, tạo lỗ.

GV Sử dụng hình vẽ và mũi khoan thực để giới thiệu về cấu tạo.

* Về máy khoan GV tập trung giới thiệu máy khoan bàn và nêu cấu tạo của nó

+ Động cơ điện.

+ Bộ phận truyền động. + Hệ thồng điều khiển.

+ Phần hướng dẫn và hệ máy. Gv giới thiệu về trình tự khoan. + Lấy dấu tâm lỗ khoan.

+ Chọn đường kính mũi khoan,lắp vào máy

III Khoan. 1. Mũi khoan.

Cấu tạo: Làm bằng thép các bon ơcó 3 phần chính + Phần cắt. + Phầnhướng dẫn. + Phần đuôi. 2. Máy khoan. 3.Kỹ thuật khoan.

+ Kẹp vật khoan lên bàn ê tô và điều chỉnh tầm của mũi khoan.

GV thông báo: Khi gia công để tránh gãy mũi khoan người ta quay tay quay với lực vừa phải và thường xuyên nhấc mũi khoan ra khỏi lỗ để phoi thoát ra ngoài.

HS đọc sách giáo khoa về an toàn khi khoan. HS ghi vở.

4. An toàn khi khoan. (SGK)

3. Tổng kết bài học.

- GV tổng kết lại nội dung như phần ghi nhớ SGK.

- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những dụng cụ khác em biết. - Trả lời các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài 23 SGK.

Tuần 12 Ngày soạn …./…./200… Tiết 23 Ngày dạy …./…./200…

Một phần của tài liệu cn 8 (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w