III Các hoạt động dạy học:
3. Tổng kết bài học.
BÀI 20: DỤNG CỤ CƠ KHÍ I Mục tiêu: Sau bài này GV cần cung cấp cho HS:
- Biết được hình dáng,cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.
- Biết được công dụng và cách sử dụng các loại dụng cụ cơ khí phổ biến. - Có ý thức bảo quản, giữ dìn dụng cụ và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
II. Chuẩn bị:
- Bộ tranh giáo khoa vế các dụng cụ cơ khí.
- Một số dụng cụ như thước lá, thước cặp, dũa, đục, cưa.
III. Các hoạt động dạy học:
Để trở thành một sản phẩm cho chúng ta sử dụng thì nó phải trải qua các quá trình gia công như vậy điều đầu tiên phải có vật liệu và dụng cụ gia công như vậy chúng là những dụng cụ nào chúng ta cùng nghiên cứu bài “ Dụng cụ cơ khí”. 2. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính.
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra
GV cho HS quan sátcác hình vẽ 20.1, 20.2, 20.3 SGK .
?/ Hãy mô tả hình dạng, nêu tên gọi và công dụng của cácdụng cụ trên hình vẽ?
HS trả lời:
+ Thước lá: Dày 0,9-1,5mm, rộng 10-25mm, dài 150-1000mm, có vạch cách nhau 1mm, dùng đo chiều dài.
+ Thước cặp: Ngoài thân thước còn có má tĩnh và má động dùng để đo đường kính trong, ngoài và chiếu sâu của lỗ...
+ Thước đo góc: Êke, thước đo góc vạn năngvà Êke vuông dùng để đo và kiểm tra góc vuông. GV kết luận: - Tên gọi của dụng cụ nói lên công dụng và tính chất của lnó.
- Đều được chế tạo bằng thép hợp kim không rỉ.
I. Dụng cụ đo và kiểm tra. 1. Thước đo chiều dài. a, Thước lá.
b, Thước cặp.
c,Thước đo góc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt
GV cho HS quan sát các hình vẽ 20.4 SGK .
?/ Hãy, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ?
HS trả lời: GV kết luận. HS ghi vở.
GV kết luận thêm: Khi dùng mỏ lết hoặc êtôta sẽ sử dụng sao cho má động tiến vào kẹp chặt vật. II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt. + Mỏ lết: Dùng để tháo lắp các bu lông, đai ốc... + Cờ lê: Dùng để tháo lắp các bu lông, đai ốc... + Tua vít: Vặn các vít có đầu kẻ rãnh. + Ê tô: Dùng để kẹp chặt khi gia công.
Kìm: Dùng kẹp chặt vật bằng tay.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các loại dụng cụ gia công
GV cho HS quan sát các hình vẽ 20.5 SGK .
?/ Hãy, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ?
III. Dụng cụ gia công.
+ Búa: Có cán bằng gỗ, đầu búa bằng thép dùng để đập tạo lực.
HS trả lời: GV kết luận. HS ghi vở. vật gia công làm bằng sắt, thép. + Đục: Dùng để chặt các vật gia công bằng sắt. + Dũa: Dùng để tạo độ nhẵn bóng bềd mặt hoặc làm tù các cạnh sắc, làm bằng thép 3. Tổng kết bài học.
- Ngoài các dụng cụ đo, tháo lắp, kẹp cặt và dụng cụ gia công mà em đã học em còn biết những dụng cụ nào khác? HS trả lời.
- GV tổng kết lại nội dung như phần ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu những dụng cụ khác cùng loại mà các em biết. - Trả lời các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài 21 SGK.
Ngày soạn …./…./200… Tiết 22 Ngày dạy …./…./200…
BÀI 21: CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠII.Mục tiêu: Sau bài này GV cần cung cấp cho HS: