Bảo đảm lợi ích cho người lao động trong doanh nghiệp công ích của Thành phố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 97 - 108)

tài chính dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mới phát triển, các doanh nghiệp chưa quen với loại hình kinh doanh này nên UBND Thành phố cần giữ vai trò nòng cốt, khởi xướng và kích thích hoạt động thuê tài chính phát triển.

Trong điều kiện hiện nay, tiến bộ khoa học và công nghệ diễn ra với tốc độ nhanh, điều đó làm cho các doanh nghiệp có quy mô vốn vừa và nhỏ khó có thể theo kịp sự đổi mới của công nghệ sản xuất. Nhờ có hoạt động thuê tài chính, các doanh nghiệp cung ứng SP, DVCI của Thành phố dù khó khăn về vốn kinh doanh vẫn có thể trang bị được những máy móc, kỹ thuật tiến bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lợi ích này xuất phát từ chỗ các công ty cho thuê tài chính là những công ty chuyên cung cấp vốn trung và dài hạn dưới hình thức thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê. Họ có kinh nghiệm lựa chọn nhà cung cấp thiết bị, lựa chọn loại thiết bị phù hợp với yêu cầu sử dụng của người thuê để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng cho người thuê, tiết kiệm chi phí mua tài sản.

3.2.2.3. Bảo đảm lợi ích cho người lao động trong doanh nghiệp công ích của Thành phố Thành phố

Vấn đề cần được khắc phục là xóa bỏ sự bất cập khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên khi có sự thay đổi về áp dụng hệ số lương mới. Trong khi giá cả sinh hoạt leo thang, lương mới chưa được lĩnh (từ 210.000, đồng lên 290.000, đồng thời điểm tháng 10/2004) do chưa được Nhà nước điều chỉnh đơn

giá, định mức (thời điểm tháng 9/2005 liên ngành đang xây dựng đơn giá, định mức điều chỉnh) nhưng các doanh nghiệp tham gia cung ứng các SP, DVCI vẫn phải nộp ngay theo quy định các khoản bảo hiểm xã hội. Điều đó gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống và tư tưởng của cán bộ công nhân viên. Việc điều chỉnh từ 290.000, đồng lên 350.000, đồng từ tháng 10/2005 cũng cần lưu ý điều này.

Việc áp dụng quy định của Luật Lao động cần được linh hoạt ở một số hoạt động công ích có tính đặc thù yêu cầu "tính liên tục" rất cao nên ngoài việc không được đình công, bãi công cần quy định thêm là không áp dụng chế độ làm việc 40h/tuần, điều đó sẽ làm giảm thu nhập do thời gian ngoài giờ theo quy định doanh nghiệp phải thanh toán cho người lao động vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200% và gián tiếp làm tăng biên chế của doanh nghiệp.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở quan điểm, phương hướng của Đảng, Nhà nước và UBND Thành phố Hà Nội, luận văn đề ra một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNCI, hoàn thiện cơ chế quản lý, thúc đẩy việc hình thành thị trường SP, DVCI trên cơ sở sắp xếp lại các DNCI; tách chức năng quản lý nhà nước của ngành và chức năng chỉ đạo sản xuất của các doanh nghiệp; đẩy mạnh việc xã hội hóa việc cung cấp các SP, DVCI trên thị trường. Phù hợp giữa cái chung (KTTT) và cái đặc thù (định hướng XHCN), qua đó đảm bảo cung ứng ngày càng tốt hơn SP, DVCI cho xã hội.

Kết luận

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành, phát triển các DNCI, vị trí, vai trò, đặc điểm của DNCI trong phát triển KTTT định hướng XHCN ở Thủ đô Hà Nội trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm phát triển DNCI trong phát triển KTTT ở một số nước trên thế giới và Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động của các DNCI thành phố Hà Nội trong thời gian qua, những kết quả đạt được, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân. Trên cơ sở định hướng của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNCI thành phố Hà Nội phù hợp với yêu cầu chung (KTTT) và tính đặc thù (định hướng XHCN), qua đó đảm bảo cung ứng ngày càng nhiều hơn, chất lượng cao hơn SP, DVCI cho thành phố.

Cơ sở của việc nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách đối với hoạt động công ích, DNCI là việc nhìn nhận đánh giá, so sánh hiệu quả, tác dụng của cơ chế, chính sách đối với DNCI từ khi được ban hành so với trước đổi mới và so sánh với kinh nghiệm của nước ngoài. Thực tế việc tham gia cung ứng SP, DVCI của mọi thành phần kinh tế đang diễn ra ở Việt Nam để đưa ra định hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với hoạt động công ích. Xuất phát từ ba vấn đề cơ bản của kinh tế học là: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Nhà nước chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tiêu chí SP, DVCI và đối tượng phục vụ. Việc sản xuất như thế nào nhà nước có thể dựa vào điều kiện, khả năng ngân sách, đặc thù và tầm quan trọng của sản phẩm để quyết định cách thức tổ chức thực hiện. Nhà nước không thể trực tiếp thực hiện cung ứng mọi SP, DVCI mà cần có sự tham gia, đóng góp của các thành phần kinh tế cũng như có sự đồng thuận của người tiêu dùng SP, DVCI trên quan điểm chung là: Nhà nước chuyển từ "người chèo thuyền" sang vai trò là "người lái thuyền".

Đối với một số loại SP, DVCI nhất định nhà nước phải trực tiếp thông qua các tổ chức kinh tế của nhà nước thực hiện, số còn lại nhà nước có thể ban hành các biện pháp, cơ chế, chính sách để quản lý.

Căn cứ những vấn đề trên, việc đổi mới từ khái niệm, tiêu chí xác định hoạt động công ích (SP, DVCI) đến xác định phương thức quản lý và thực hiện hoạt động công ích là vấn đề quan trọng, chính yếu của đề tài nhằm đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đối với hoạt động công ích, nâng cao hiệu quả hoạt động và cung ứng SP, DVCI và tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia hoạt động công ích.

Đề tài đã khẳng định hoạt động công ích là hoạt động cung ứng SP, DVCI thiết yếu cho cộng đồng xã hội mà thị trường không đảm bảo cung cấp (do người sản xuất cung ứng không muốn tham gia thực hiện hoặc không đủ điều kiện thực hiện) và đổi mới phương thức quản lý, chuyển từ quản lý DNCI hiện hành sang ban hành các cơ chế, chính sách nhằm quản lý hoạt động công ích (SP, DVCI).

Cả lý thuyết và thực tiễn đều khẳng định, trong nền KTTT định hướng XHCN không thể thiếu khu vực kinh tế nhà nước vững mạnh, đủ khả năng đóng vai trò chủ đạo trong nền KTTT định hướng XHCN. Trong thành phần kinh tế nhà nước, không có những doanh nghiệp tham gia cung cấp các SP, DVCI và những DNNN giữ các vị trí then chốt của nền kinh tế quốc dân không thể tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH theo đúng định hướng XHCN.

Tóm lại, đề tài đã phân tích những bất cập của các quy định về cơ chế, chính sách quản lý DNCI hiện hành; xu thế trên thế giới và xu hướng phát triển hoạt động công ích trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm, nguyên tắc đổi mới cơ chế, chính sách hoạt động công ích phục vụ thiết thực cho việc đổi mới DNNN nói chung và đổi mới quản lý hoạt động công ích của thành phố Hà Nội nói riêng nhằm năng cao chất lượng SP, DVCI; giảm chi phí và kiểm soát được các hoạt động công ích phù hợp với điều kiện phát triển của Thủ đô.

Việt Nam đang nỗ lực chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và hiện đang có quan hệ kinh tế với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Để nền KTTT định hướng XHCN vận hành thông suốt, cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước. Mặc dù có những hạn chế nhất định, các doanh nghiệp tham gia cung cấp các SP, DVCI vẫn cần phải được quan tâm đúng mức.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề xuất một số giải pháp chủ yếu và kiến nghị xét thấy có thể sớm thực hiện được. Một số vấn đề được phát hiện trong nghiên cứu của đề tài này có thể được tiếp tục đi sâu trong những nghiên cứu tiếp theo. Chúng tôi coi đề tài này mới chỉ là những bước đi đầu tiên trong nỗ lực đóng góp cho việc xây dựng các thể chế hình thành và tiếp tục phát triển các doanh nghiệp tham gia cung cấp các SP, DVCI trên thị trường. Nhiều vấn đề nghiên cứu còn ở phía trước.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. TS. Đinh Văn Ân (2004), "Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần", Tạp chí Cộng sản, 8(707), tr. 42-47.

2. Adam Smith (1997), "Của cải của các dân tộc", Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Hà Anh (2005), "Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường để Thủ đô xanh, sạch, đẹp",

4. Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2004), "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước năm 2004-2005", Kinh tế và dự báo, 3(371), tr. 1-3.

5. Chu Văn Cấp (2001), "Về mục tiêu và đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta", Lý luận chính trị (5), tr. 34-38.

6. Chu Văn Cấp (2004), "Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta",

Tạp chí Cộng sản,22(721), tr. 14-18. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Chính phủ (1996), Nghị định số 56/CP ngày 2/10 về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, Hà Nội.

8. Chính phủ (2005), Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, Hà Nội.

9. Chính phủ (2005), Quyết định số 94/2005/QĐ-TTg ngày 05-5 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hà Nội.

10. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2005), Niên giám thống kê Hà Nội 2004, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Đặng (2003), "Một số vấn đề về đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam", Trong sách: Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường - Kinh nghiệm của Trung Quốc - Kinh nghiệm của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Nghiêm Xuân Đạt (2003), "Một số vấn đề chủ yếu của định hướng chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn 2001 - 2010", Kinh tế và phát triển,(50), tr.10-15.

18. Hoàng Giang (2005), "Sau 3 tháng thực hiện xã hội hóa xe buýt: người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm", Báo Kinh tế & đô thị,62(1146), ngày 8/6, tr. 4.

19. Đỗ Thị Hải Hà (2003), "Quản lý nhà nước với vấn đề dịch vụ công", Kinh tế và dự báo, 9(365), tr. 22-23.

20. Đoàn Thị Thu Hà (2003), "Dịch vụ công và vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công", Kinh tế và phát triển,(69), tr. 39-41.

21. An Như Hải (2004), "Học thuyết Mác - Lênin về vai trò kinh tế của Nhà nước", luận chính trị, (8),tr. 10-14.

22. Lê Thị Vân Hạnh (2004), "Về vai trò của Nhà nước và nền hành chính công trong nền kinh tế thị trường", Thông tin khoa học xã hội,(9), tr. 19-26.

23. Nguyễn Thị Hoa (2003), "Dịch vụ công và vai trò của Nhà nước trong cung cấp dịch vụ công", Kinh tế và dự báo, 4(360), tr.17-18.

24. Chu Hoàng (2003), "Bảo đảm xã hội, hiện trạng và cải cách của xã hội Anh", Nghiên cứu châu Âu,5(53), tr. 127-130.

25. Nguyễn Mạnh Hùng (2003), "Lồng ghép quy hoạch phát triển với bảo vệ môi trường phát triển bền vững", Kinh tế và dự báo,11 (367), tr. 16-18.

26. Bùi Văn Huyền (2002), "Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích", Báo chí và tuyên truyền, (4), tr. 30-33.

27. Phan Văn Khải (2004), "Xây dựng Hà Nội xứng với vai trò Thủ đô, người Hà Nội tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam", Báo Kinh tế & đô thị,91 (1018), ngày 30/7, tr. 3-5.

28. Phan Văn Khải (2004), "Chuyển các hoạt động sự nghiệp công ích sang cơ chế dịch vụ phù hợp với kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa", Lao động & xã hội, (250),tr. 1-2.

29. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Những vấn đề quản lý của nhà nước đối với hàng hóa công cộng ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu khoa học cấp bộ, Hà Nội.

30. Luật Doanh nghiệp nhà nước (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi bổ

sung năm 2002) (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33. Ngô Quang Minh (2001), Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước", Phát triển kinh tế,(121), tr.18-21.

35. Lê Hữu Nghĩa (2003), "Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và quản lý của Nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Cộng sản,31(694), tr. 13-17.

36. Trần Thiên Nhiên (2004), "Thủ tướng với Hà Nội", Báo Kinh tế & đô thị, 91(1018), ngày 30/7, tr. 1-2.

37. D.W. Pearce (Biên tập) (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

38. Nguyễn Đình Phan (2003), "Một số ý kiến về phát triển và hoàn thiện cơ chế quản lý các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích ở Việt Nam", Kinh tế và phát triển, (70), tr. 30-34.

39. Nguyễn Đình Phan - Trần Kim Hào (2004), "Đổi mới quản lý hoạt động công ích",

40. Nguyễn Đình Phan - Trần Kim Hào (2004), "Đổi mới hoạt động công ích", Kinh tế và phát triển,(84), tr. 13-15.

41. Tào Hữu Phùng (2004), "Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Cộng sản 4(703), tr. 12-16.

42. Trần Quý (2001), "Sứ mệnh, vị trí của xí nghiệp quốc doanh trong điều kiện kinh tế thị trường ở Trung quốc", Kinh tế - khoa học - công nghệ (4), tr. 93-98.

43. Tô Huy Rứa (2002), "Doanh nghiệp nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (Số đặc biệt + (2)), tr. 31-38.

44. Tô Huy Rứa (2004), "Nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Cộng sản,6(705), tr. 13-17.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 97 - 108)