Kết quả chung của các doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 55 - 61)

Bước vào thời kỳ ổn định và phát triển, các DNCI của Thành phố đã góp phần cân đối, phát triển nền kinh tế ổn định, phù hợp với KTTT định hướng XHCN; tiết kiệm chi phí xã hội qua đó tạo điều kiện sử dụng các nguồn lực chung một cách có hiệu quả cao... Kết quả hoạt động của hệ thống DNCI đóng góp to lớn vào việc bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, người dân thực sự được hưởng lợi từ các SP, DVCI và tạo ra diện mạo mới cho bộ mặt của Thủ đô.

Cung cấp các SP, DVCI còn mang đến cho xã hội những hiệu ứng ngoại lai quan trọng, đó là ngăn chặn và bổ sung cho những khiếm khuyết của thị trường nhằm làm cho thị trường hoạt động lành mạnh, có hiệu quả cao hơn. Một ví dụ là nếu phương tiện giao thông công cộng tiện dụng và giá rẻ thì lưu lượng các loại phương tiện cá nhân sẽ giảm đi, do đó giảm chi phí giải quyết các vấn đề về môi trường và tắc nghẽn giao thông, góp phần giảm chi phí đầu tư toàn xã hội. Các dự án cải tạo giao thông đưa và hoạt động đã góp phần giảm chi phí hoạt động của các phương tiện có động cơ, xe máy; giảm chi phí bảo dưỡng đường, giảm thiệt hại về thời gian đi lại và giảm tai nạn giao thông. Mặt khác, các dự án này cũng đã góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa, quá trình phát triển kinh tế và xã hội. Thông qua việc cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, đã giảm thiểu mức độ ô nhiễm và độ ồn do giảm được tình trạng ùn tắc giao thông.

Một số khu vực trên địa bàn thành phố phát triển quá tập trung (khu phố cổ, phố cũ, nội thành), trong khi một số khu vực khác thì cả mật độ dân số lẫn mức độ hoạt động của cộng đồng dân cư đều thấp. Hiện tượng di chuyển từ một số khu vực này sang khu vực khác khi thái quá (giờ cao điểm, dịp Lễ Tết, ngày hội) sẽ tạo ra những hiệu ứng tiêu cực do mật độ quá cao hay quá thấp. Vì vậy nên nếu các SP, DVCI hấp dẫn về giá cả và chất lượng sẽ là một trong những thành tố quan trọng tạo nên chính sách quy hoạch vùng mang lại hiệu quả cao.

Việc cung cấp đủ ánh sáng cho thành phố vào ban đêm đã góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội. Công tác xây dựng và quản lý đô thị có bước chuyển biến tích cực với sự đầu tư ngày càng mạnh đã làm cho bộ mặt đường phố ngày càng khang trang sạch đẹp, phát triển theo hướng đô thị hiện đại. Cải tạo nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật đã góp phần làm cho thành phố xanh - sạch - đẹp và giải quyết bức xúc dân sinh.

Đảm bảo tiêu, thoát nước mùa mưa đem lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn: giảm thiệt hại tài sản của nhà nước và công dân do úng ngập, cải thiện môi trường sống, chống ô nhiễm và tạo môi trường thu hút đầu tư, làm tăng giá trị sử dụng đất và góp phần bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm.

Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch

Đơn vị tính: triệu đồng

Số

TT Tên doanh nghiệp KH giao Thực hiện Thanh toán

Kinh phí chuyển nợ

1 2 3 4 5 6 = 4 - 5

1 Cty CS & TBĐT 65.508 79.220 65.505 13.712

2 Cty Thoát nước 87.156 105.469 87.154 18.313

3 Cty Môi trường ĐT 194.415 222.027 192.329 27.612

4 Cty Công viên CX 20.573 25.265 20.563 4.692

5 Cty Công viên TN 10.247 10.457 10.244 210

6 Vườn Thú 14.067 15.904 14.064 1.837

7 Cty Công trình GT 3 21.899 26.346 21.898 4.447

Tổng cộng 413.865 484.688 411.757 70.823

"Nguồn: Sở Giao thông công chính Hà Nội năm 2003 - 2004".

Qua số liệu Biểu 1.2 cho thấy: các DNCI ngành GTCC Hà Nội trong năm 2004 có doanh thu 484,688 tỷ / 413,865 tỷ đồng kế hoạch; đạt 117,11% kế hoạch được giao, thanh quyết toán đạt 99,49% kế hoạch. Tuy nhiên, do ngân sách Thành phố còn eo hẹp cho nên chưa đủ thanh toán cho các doanh nghiệp, phải chuyển nợ sang năm 2005 thanh toán là 70,823 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2004

Đơn vị tính: triệu đồng Số TT Tên doanh nghiệp Tổng doanh thu D. thu SP,DVC I Chi phí Thu nhập Tài sản cố định Lợi nhuận 1 2 3 4 5 6 7 8

1 Cty CS & TBĐT 166.517 45.610 159.941 6.576 53.000 6.600

2 Cty Thoát nước 82.197 79.615 78.758 30.100 800

3 Cty Môi trường ĐT 198.930 178.297 192.962 5.968 212.000 5.800

4 Cty Công viên CX 24.446 18.648 14.937 1.827 11.707 4.515

5 Cty Công viên TN 11.110 8.206 10.618 493 23.341 410

6 Vườn Thú 19.883 12.726 19.779 104 12.230 103

7

Cty Công trình

GT3 91.170 24.850 59.437 3.880 19.455 2.003

Tổng cộng 594.253 367.952 535.892 875.820 361.833 20.231

"Nguồn: Sở Giao thông công chính Hà Nội năm 2004".

Qua số liệu Biểu 2.2 cho thấy: doanh thu bình quân một năm của các DNCI là 84,9 tỷ đồng/doanh nghiệp, trong đó tỷ trọng doanh thu từ việc cung ứng các SP, DVCI chiếm 61,92% tổng doanh thu; lợi nhuận bình quân đạt 3,40%; với nguồn vốn chủ sở hữu bình quân đạt 69,0 tỷ đồng/doanh nghiệp và tài sản cố định bình quân đạt 51,7 tỷ đồng/doanh nghiệp, mức độ cơ giới hóa cao: bình quân 42 triệu đồng tài sản cố định/lao động. Tuy nhiên sự phân bố lại không đồng đều, nhóm có doanh thu bình quân 1 năm, tỷ trọng doanh thu từ việc cung ứng các SP, DVCI, lợi nhuận bình quân, nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tài sản cố định bình quân thấp, quy mô doanh nghiệp nhỏ rơi vào các doanh nghiệp làm nhiệm vụ trồng và chăm sóc công viên, cây xanh, vườn thú.

Bảng 2.3: Lương và một số chỉ tiêu nộp nghĩa vụ với ngân sách năm 2004

Đơn vị tính: 1.000 đồng Số TT Tên doanh nghiệp Lương bình quân/tháng

Nghĩa vụ với ngân sách Thuế VAT (đầu ra) Thuế thu nhập DN Thuế môn bài

1 2 3 4 5 6

1 Cty CS & TBĐT 1.880 3.779.478 1.841.289 9.000

2 Cty Thoát nước 1.300 264.670 401.271 1.000

3 Cty Môi trường đô thị 1.800 598.000 1.749.000 3.000

4 Cty Công viên CX 1.262 491.987 511.600 3.000

5 Cty Công viên TN 975 253.316 150.260 1.500

6 Vườn Thú 600 458.034 29.047 1.000

7 Cty Công trình GT 3 1.300 2.292.496 1.567.534 3.000

Tổng cộng 1.077 8.137.981 6.250.001 21.500

"Nguồn: Thống kê của Sở Giao thông công chính Hà Nội năm 2004".

Một mặt, các doanh nghiệp này đã thực hiện tốt các chỉ tiêu nộp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, mặt khác đã tham gia nhiệt tình và đạt kết quả khá các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng như các cuộc thi do UBND Thành phố, công đoàn các cấp phát động. Đảm bảo đầy đủ việc làm cho người lao động, tiền lương bình quân cho cán bộ công nhân viên đạt 1,077 triệu đồng/người/tháng; các khoản phúc lợi xã hội khác như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể, nghỉ mát hàng năm, các chế độ hưu trí, tử tuất... và đặc biệt là không có trường hợp nào phải nghỉ do không bố trí được việc làm.

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu lao động năm 2004

Đơn vị tính: 1 người Số TT Tên doanh nghiệp Tổng Trong đó bậc 5 Cán bộ quản lý trực tiếp ĐH T. cấp LĐ nữ 1 2 3 4 5 6 7 8 9

1 Cty CS & TBĐT 532 129 25 92 162 49 331

2 Cty Thoát nước 1.595 1.116 479 870 210 600

3

Cty Môi trường

ĐT 3.617 353 97 2.211 1.000 87 3.217

4 Cty Công viên CX 743 65 15 383 461 34 657

5 Cty Công viên TN 408 32 5 231 60 19 383

6 Vườn Thú 1.158 92 91 722 285 170 988

7

Cty Công trình GT

3 589 176 117 252 276 98 491

Tổng cộng 8.642 1.963 829 4.761 2.244 667 6.667

"Nguồn: Số liệu thống kê Sở Giao thông công chính Hà Nội năm 2004".

Bình quân lao động của 1 doanh nghiệp là 1.235 người/ doanh nghiệp, trong đó lao động nữ chiếm tỷ trọng bình quân là 55,09% đều là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các doanh nghiệp là: lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 22,71%, lao động có trình độ trung cấp kỹ thuật chiếm 42,23%, thợ bậc 5 trở lên chiếm 25,97%.

Đối với công tác xã hội hóa, mặc dù mới triển khai bước đầu và doanh thu của các đơn vị còn khiêm tốn. Qua gần 3 năm triển khai đề án thí điểm xã hội hóa lĩnh vực vệ sinh môi trường tại 9 phường và 1 xã ven đô với Hợp tác xã Thành Công và Công ty Cổ phần dịch vụ Thăng Long, 2 doanh nghiệp này đã thu gom vận chuyển bình quân 322 tấn rác sinh hoạt và trên 378 tấn phế thải mỗi ngày, được dư luận đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Các đơn vị tham gia xã hội hóa đã chủ động huy động được 9,979 tỷ đồng để mua sắm phương tiện, công cụ lao động. Ngoài 165 lao động từ Công ty Môi trường đô thị chuyển sang, các đơn vị này còn giải quyết việc làm cho gần 200 lao động địa phương với mức lương từ khoảng 700.000 ÷ 1,3 triệu đồng/người/tháng. Chi phí vận chuyển, thu gom rác thải cũng giảm, nhờ được tính chính xác theo thực tế, không tính trung bình, nhờ đó đã tiết kiệm gần 2,3 tỷ đồng cho ngân sách. Điều đáng lưu ý nữa là công tác thu phí vệ sinh (vốn

được coi là không hề dễ dàng) của khu vực xã hội hóa có nhiều chuyển biến tích cực. Mức thu phí tăng thêm so với trước khi xã hội hóa từ 20 đến 30%, do dịch vụ vệ sinh được cải thiện, người hưởng dịch vụ tự nguyện, tự giác đóng góp hơn, công tác vận động của các đơn vị xã hội hóa cũng tốt hơn. Nhờ đó, tổng số phí thu được trên toàn Thành phố năm 2003 lên tới 11,73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 82,4%, cao nhất từ trước đến nay [3,tr.2]. Năm 2004 công ty Cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long đạt doanh thu: 19,9 tỷ đồng, Hợp tác xã Vệ sinh môi trường Thành Công đạt 7,5 tỷ đồng (đáp ứng khoảng 12,84% nhu cầu công tác vệ sinh môi trường của Thủ đô). Tuy nhiên đây là một bước đi đúng, phù hợp nhằm huy động mọi nguồn lực cho việc cung ứng SP, DVCI trên thị trường, góp phần tạo thêm việc làm cho lao động địa phương và từng bước giảm chi ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)