Hà Nội
Hà Nội trị, văn hóa, khoa học, giáo dục… có vị trí rất quan trọng trong khu vực và cả nước. Kinh tế phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP là 40,4%, dịch vụ là 57,2%, nông nghiệp là 2,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mỗi năm bình quân 15 ÷ 16%, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một hec-ta canh tác đạt gần 50 triệu đồng, nhịp độ tăng trưởng GDP mỗi năm tăng 10 ÷ 11%. Theo số liệu thống kê, năm 2004 GDP của Hà Nội (theo giá 1994) là 30.526,7 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP là 11,2% (toàn quốc là 7,69%), GDP bình quân đầu người đạt 18,2 triệu đồng/người/năm (toàn quốc là 8,69 triệu đồng/người/năm); kinh tế nhà nước chiếm 62,9% GDP. Mặc dù chỉ chiếm 3,6% dân số và 0,3% diện tích lãnh thổ (xếp thứ 61/64 tỉnh thành), Hà Nội đã đóng góp 8% GDP và 15% thu ngân sách của cả nước. Từ năm 1999, Hà Nội đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, mạng lưới y tế được kiện toàn, đảm bảo 100% các trạm y tế xã, phường đều có bác sĩ. Hộ nghèo chỉ còn 1%, toàn bộ người nghèo đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Quy mô thành phố được mở rộng, đến năm 2004 Hà Nội có diện tích 920,97 km2 (gấp 6 lần thời Pháp thuộc), với dân số 3.118.000 người (gấp 8 lần thời Pháp thuộc), mật độ dân số cao nhất cả nước 3.386 người/km2. Nhiều tuyến đường, trục đường lớn, nút giao thông quan trọng được mở rộng; hàng triệu mét vuông nhà ở và nhiều khu đô thị mới theo quy hoạch chung của thành phố được xây dựng. 100% các xã ngoại thành đều có điện thoại, số máy điện thoại bình quân đạt 35,4 máy/100 dân (năm 2000 là 17,1 máy/100 dân). Những vấn đề bức xúc về nước sạch, điện chiếu sáng, xử lý úng ngập, rác thải… từng bước được giải quyết. Diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang, sạch đẹp; xứng đáng là "trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế". Hà Nội có vinh dự lớn và trách nhiệm rất nặng nề như Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã chỉ