Kinh nghiệm một số nước ASEAN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 36 - 37)

- Kinh nghiệm của Thái Lan.

Thái Lan là quốc gia có xuất phát điểm thấp giống Việt Nam trong việc phát triển kinh tế. Trong giai đoạn đầu phát triển đều gặp mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn đầu tư lớn, trong khi khả năng nguồn vốn trong nước có hạn. Thái Lan rất coi trọng nguồn vốn trong nước, khuyến khích tiết kiệm bằng nhiều biện pháp thu hút vốn tiền gửi tiết kiệm, thông qua điều chỉnh lãi suất hợp lý, kết hợp với mở rộng hệ thống ngân hàng ở trong nước, ngân hàng ở nước ngoài. Tỷ lệ tiết kiệm luôn được duy trì ở mức ổn định (20 ÷ 22% GDP).

Hình thành và hoàn thiện dần thị trường chứng khoán, sử dụng đồng bộ các công cụ tài chính - tiền tệ, miễn giảm thuế lợi tức 2 năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Theo số liệu thống kê, trong hai thập kỷ qua, Thái Lan đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng khoảng 30 tỷ USD.

Ngoài ra, Thái Lan cũng tạo môi trường pháp lý linh hoạt để thu hút nguồn vốn nước ngoài, tiếp thu công nghệ, đổi mới kỹ thuật, cho tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, cung cấp nguồn lao động giá rẻ… Vì vậy Thái Lan đã có sự tăng trưởng kinh tế nhanh so với các nước trong khu vực và đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông công chính khá hiện đại.

- Kinh nghiệm của Singapore.

Singapore là một trong những nước có nền kinh tế năng động nhất ở Đông Nam á, sử dụng thành công các công cụ tài chính - tiền tệ để động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nói chung, cơ sở hạ tầng giao thông công chính nói riêng. Singapore đặc biệt coi trọng nguồn vốn trong nước và khẳng định đây là yếu tố chủ yếu để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt vốn đầu tư từ lĩnh vực tư nhân thường chiếm tỷ trọng lớn. Nhà nước tạo môi trường đầu tư thuận lợi, khuyến khích thu hút vốn bằng các chính sách ưu đãi dưới mọi hình thức. Để đẩy nhanh tốc độ

huy động vốn đầu tư đối với tất cả các thành phần kinh tế, Nhà nước đã ban hành Luật khuyến khích thu hút, sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Có thể nói, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực giao thông công chính ở Singapore do tư nhân đầu tư ngày càng tăng lên, các DNNN đầu tư có xu hướng giảm dần. Thời gian gần đây, Nhà nước đã đẩy mạnh tư nhân hóa để giảm nhẹ gánh nặng cho Chính phủ, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động và việc sử dụng vốn đầu tư ngày càng có hiệu quả cao hơn. Đã thực hiện việc phát hành trái phiếu với nhiều hình thức đa dạng nhằm thu hút vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

ở các nước công nghiệp phát triển, các chính phủ thường coi DNNN là công cụ để thực hiện những hoạt động sản xuất kinh doanh mà khu vực kinh tế tư nhân không muốn hoặc không thể làm. Vì vậy ở những nước này các DNNN được hình thành chủ yếu để cung cấp các HHCC và thực hiện những mục tiêu xã hội khác. DNNN tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP nhưng có những đóng góp hết sức quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế. Trong khi đó, hầu hết các nước đang phát triển không chỉ xem xét các DNNN với tư cách là các công cụ để thực hiện các mục tiêu xã hội mà còn là công cụ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do vậy, DNNN còn được thành lập ở những ngành cung cấp các hàng hóa cá nhân, đặc biệt ở những ngành đòi hỏi công nghệ cao và nhiều vốn: sản xuất ô-tô, điện tử và ngay trong những ngành cung cấp các hàng hóa cá nhân có tính công cộng cũng có sự đan xen giữa các DNCI và DNNN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ như trong ngành điện các khâu phát điện, chuyển tải điện do các DNCI đảm nhiệm còn khâu phân phối điện lại do các DNNN hoạt động kinh doanh đảm nhiệm. Ngay chính ở các nước tư bản, DNNN cũng còn có vai trò không nhỏ. Theo đánh giá của UNDP, DNNN trong các nước tư bản phát triển vẫn còn chiếm khoảng 10%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 36 - 37)