Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 37 - 38)

Công ty Quản lý công trình giao thông Sài Gòn (thuộc Sở Giao thông công chánh) đã áp dụng công tác khoán quản lý sửa chữa thường xuyên đường bộ đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Thông qua việc triển khai công tác khoán đã tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc nhanh chóng sửa chữa, duy tu đường, góp phần quan trọng trong việc thực hiện Nghị định 36/CP của Chính phủ về lập lại trật tự an toàn giao thông đô thị trên

địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với xã hội: đường sạch đẹp hơn, giao thông an toàn hơn, hệ thống biển báo giao thông đầy đủ và rõ ràng hơn. Đối với người quản lý: phải thi công đúng quy trình, quy phạm, bảo đảm chất lượng, phải thi công nhanh hơn, quá trình thi công đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động, an toàn giao thông, mỹ quan đô thị. Thực hiện phương án khoán quản lý, sửa chữa đường bộ đã đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tiếng nói của công luận thể hiện ở chỗ: mọi sự cố phát sinh trên hệ thống đường bộ đều được phản ảnh hoặc trực tiếp (qua điện thoại hoặc phản ánh trực tiếp), hoặc gián tiếp (qua đơn thư, báo chí…) đến Công ty quản lý và chậm nhất sau 24 giờ đã được xử lý. Cũng từ đây, tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ xã hội của người quản lý được nâng cao, không chạy theo lợi nhuận đơn thuần. Thời gian đầu nhận khoán, trung bình Công ty nhận được từ 10 ÷ 20 ý kiến phản ánh/ngày của nhân dân về tình trạng sự cố cầu đường phải xử lý. Thời gian hiện nay chỉ còn 2 ÷ 3 ý kiến phản ánh/ngày mà tính chất lại không ảnh hưởng đến an toàn giao thông như trước (ví dụ: nước đọng trên đường).

Vấn đề vốn cho công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên chống xuống cấp cũng là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa. Hiện nay, tỷ lệ vốn cho công tác quản lý duy tu so với tiêu chuẩn ngành còn thấp (chỉ đạt khoảng 50%). Đa số đường đều khai thác và sử dụng vượt quá hạn mức duy tu. Tương tự như vậy, Công ty Quản lý công trình cầu phà với nhiệm vụ quản lý 184 cầu (năm 2000) có tổng chiều dài 11.132 m, kinh phí Công ty dự kiến là 15,2 tỷ đồng nhưng chỉ được cấp 11,7 tỷ đồng; 192 cầu (năm 2001) có tổng chiều dài tăng thêm 2.431 m, kinh phí Công ty dự kiến là 27,9 tỷ đồng nhưng chỉ được cấp 21,6 tỷ đồng (77,4%); 193 cầu (năm 2002) có tổng chiều dài tăng thêm 1.057 m, kinh phí Công ty dự kiến là 30 tỷ đồng nhưng chỉ được cấp 24 tỷ đồng (61,4%). Nếu không có những thay đổi mang tính chiến lược về đầu tư và quản lý thì thời gian tới, viễn cảnh sẽ xấu đi nghiêm trọng, đây là vấn đề mà Nhà nước cần quan tâm đúng mức trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 37 - 38)