Các giải pháp trong nội bộ các doanh nghiệp công ích của Thành phố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 89 - 97)

- Một là: Tăng cường và đổi mới quản lý nội bộ các DNCI.

Tăng cường và đổi mới quản lý nội bộ DNCI phải thực hiện theo hướng: hoàn thành đúng số lượng, chất lượng, thời hạn với hiệu quả xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao các nhiệm vụ kế hoạch hoặc đơn hàng Nhà nước giao. Thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, tính toán đầy đủ chính xác các chi phí cho hoạt động công ích và hoạt động kinh doanh; xây dựng và thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động; nâng cao kỷ luật lao động và năng suất lao động. Trên cơ sở hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch hoặc đơn hàng Nhà nước giao cho cần tận dụng năng lực sản xuất sẵn có để tiến hành hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực thiết bị và giảm hao mòn vô hình. Hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu lao động và quỹ tiền lương được duyệt, doanh nghiệp xây dựng và thực hiện quy chế trả lương cho người lao động gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ.

- Hai là: Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh.

Trước hết cần phải khẳng định toàn bộ chi phí phát sinh trong năm tài chính phục vụ trực tiếp sản phẩm công ích cần phải được coi là chi phí của sản phẩm công ích. Giá trị của sản phẩm công ích do đó mới được phản ánh đúng, đầy đủ và chính xác. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi khoản chi phí cứ tự do phát sinh mà không cần sự quản lý, theo dõi. Ngược lại đơn giá bình quân của mỗi sản phẩm công ích cần phải được nhà nước chuẩn hóa vì SP, DVCI là sản phẩm phục vụ lợi ích xã hội và đông đảo dân chúng, để chuẩn hóa được đơn giá sản phẩm công ích cần có số liệu bình quân về hàm lượng chi phí

cấu thành trong mỗi sản phẩm công ích. Muốn vậy từng doanh nghiệp cung ứng sản phẩm công ích cần xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật để quản lý các sản phẩm công ích, các định mức thông thường cần sử dụng trong công tác quản lý là:

Thứ nhất: Đối với chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng (gọi chung là chi phí vật tư).

Định mức tiêu hao vật tư là định mức tiêu hao hợp lý dựa trên cơ sở thống kê của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền về mặt kỹ thuật và đặc điểm riêng biệt của mỗi doanh nghiệp. Người ta cũng có thể căn cứ vào định mức thực tế năm trước gắn với yêu cầu tiết kiệm vật tư để xem xét. Giá vật tư để tính chi phí vật tư là giá mua thực tế, chi phí vận chuyển, bốc xếp, thu mua, gia công chế biến…, thuế nhập khẩu đối với vật tư nhập khẩu (nếu có). Đối với vật tư tồn kho thì cho phép đánh giá lại mỗi khi có thay đổi giá theo đúng quy định. Trường hợp vật tư tự chế được tính theo chi phí thực tế hợp lý sản xuất ra vật tư đó. Trong quá trình sử dụng vật tư nếu có thu hồi phế liệu thì phần phế liệu thu hồi được hạch toán giảm chi phí vật tư theo giá bán thực tế hoặc giá trị đánh giá khi thu hồi.

Thứ hai: Đối với chi phí tiền lương, tiền công.

Chi phí tiền lương, tiền công được xây dựng trên cơ sở mức lương, phụ cấp lương (nếu có) và số lượng lao động tham gia tạo nên sản phẩm công ích. Mức lương, phụ cấp lương của người lao động có thể dựa theo chế độ hiện hành gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động của doanh nghiệp gồm lao động trong biên chế, hợp đồng ngắn hạn, dài hạn, lao động thời vụ. Các doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp trả lương theo đơn giá tiền lương sản phẩm, theo doanh thu hay theo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc xác định chi phí tiền lương, tiền công phải đảm bảo nguyên tắc tỷ lệ tăng tiền lương, tiền công phải thấp hơn tỷ lệ tăng năng suất lao động.

Thứ ba: Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định.

Quản lý tốt tài sản cố định là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để quản lý tốt tài sản cố định, các doanh nghiệp cần nắm vững nghiệp vụ quản lý, theo dõi cả về mặt hiện vật và mặt giá trị của tài sản cố định.

Thời gian khấu hao có thể dựa vào quy định của Bộ Tài chính đối với từng loại tài sản cố định vì tỷ lệ khấu hao do Bộ Tài chính đưa ra là dựa vào tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế, hiện trạng tài sản cố định, mục đích và hiệu suất sử dụng của tài sản cố định trung bình của toàn xã hội.

Tuy nhiên, do đặc điểm tài sản cố định trong lĩnh vực GTCC quản lý có rất nhiều loại khác nhau nên cần phân tích rõ loại tài sản cố định thuộc vốn của doanh nghiệp (gọi là tài sản cố định động) và loại tài sản cố định được nhà nước giao quản lý và khai thác (gọi là tài sản cố định tĩnh). Đối với tài sản cố định tĩnh như hệ thống đèn chiếu sáng, công viên, vườn hoa, vườn thú, vỉa hè, hệ thống đường nội thành, bến xe… khi giao cho doanh nghiệp, nhà nước cần phải xác định là chỉ giao để doanh nghiệp quản lý và khai thác, vì vậy giá trị các tài sản cố định này không thể tính vào vốn của doanh nghiệp được, vì vậy doanh nghiệp không phải trích khấu hao đối với loại tài sản cố định tĩnh. Trong quá trình khai thác, doanh nghiệp có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, chăm sóc… tất cả chi phí để thực hiện việc khai thác các tài sản cố định tĩnh được coi là khoản chi tiêu về vốn, nó được hạch toán ngay vào kỳ kinh doanh như các khoản chi lương, chi nguyên vật liệu, chi thường xuyên khác.

Giá trị các tài sản cố định động phải tính vào vốn của doanh nghiệp, vì thế các tài sản cố định này phải hạch toán là tài sản cố định của doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo toàn và thu hồi số vốn này thông qua việc trích khấu hao tài sản cố định. Việc khấu hao tài sản cố định trong các DNCI ngành GTCC cũng cần xem xét và tính đến quy mô vốn, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, có doanh nghiệp chỉ kinh doanh với số vốn vài trăm triệu đồng nhưng cũng có doanh nghiệp lại có số vốn lên đến hàng tỉ đồng. Do đó, nếu quy định bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải áp dụng một mức giá trị như hiện nay là 10 triệu đồng sẽ dẫn tới những khó khăn nhất định về quản lý cho doanh nghiệp. Vì vậy, để phù hợp với đặc điểm có quy mô vốn khác nhau, nhà nước chỉ nên đưa ra một khung giá trị có tính chất hướng dẫn (ví dụ từ 5 đến 10 triệu đồng) để doanh nghiệp lựa chọn trong phạm vi khung giá trị đó cho phù hợp với yêu cầu quản lý.

Về khía cạnh thời gian sử dụng của tài sản cố định, nhà nước nên chỉ quy định giới hạn khung tối thiểu, tối đa của thời gian sử dụng cho mỗi tiêu chí tài sản cố định. Trên sơ sở đó doanh nghiệp sẽ tự xác định thời gian sử dụng là bao nhiêu cho phù hợp.

Thứ tư: Đối với các khoản chi phí khác.

Chi phí quản lý: là các khoản chi mang tính chất chung như: chi phí quản lý hành chính, chi phí bảo hộ lao động, chi phí về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công nhân, chi trả lãi vay (kể cả lãi vay đầu tư chiều sâu), lãi suất có thể lấy lãi suất do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ. Các khoản chi về mua và trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, phát minh, giấy phép chuyển giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật (không thuộc tài sản cố định) được phân bổ dần vào chi phí. Các khoản chi liên quan trực tiếp đến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ như: bảo quản thành phẩm, chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hóa, chi phí đóng gói sản phẩm, chi phí cho tuyên truyền quảng cáo… được xây dựng phù hợp với đặc điểm từng sản phẩm công ích và trên cơ sở hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Các khoản chi về bảo hiểm theo chế độ thống nhất của nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Ngoài các khoản chi phí như đã trình bày ở trên, các doanh nghiệp nên dành một tỷ lệ nhất định (khoảng 5 ÷ 7%) để chi phí các khoản cần thiết như chi phí tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại liên quan đến hoạt động công ích.

Ba là: Về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, trong đó có các quy định về thuế suất.

- Về thuế suất phổ thông.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông là 28%, điều đó có nghĩa là nhà nước thu khoảng 1/3 số lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra, số còn lại 2/3 là lợi nhuận ròng để cho doanh nghiệp phân phối theo các mục tiêu đã đề ra. Nếu so với thuế suất 45% hay 35% của thuế lợi tức thì thuế suất 28% là tương đối hợp lý và so với thuế suất thuế thu nhập công ty của một số nước như Trung Quốc: 33%, Mỹ: 34%, Philippin: 35%, Singapore: 27%... thì thuế suất 28% của nước ta cũng tương đồng. Tuy nhiên, việc quy định thuế suất còn phải đặt trong điều kiện lịch sử của từng nước, nếu nền kinh tế đang tăng trưởng hay phát triển bình thường thì thuế suất 28% là hợp lý. Nhưng nếu trong giai đoạn nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy thoái, tổng mức đầu tư toàn xã hội bị giảm sút, tăng trưởng kinh tế theo xu hướng giảm dần thì thuế suất 28% có thể vẫn còn cao. ở nước ta, nhu cầu kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất là cần

thiết, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp cung ứng SP, DVCI thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nên giảm hơn nữa.

Việc áp dụng thuế suất thấp sẽ góp phần kích thích người dân đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi, những khoản tích lũy dưới dạng tích trữ vàng và ngoại tệ đầu tư trực tiếp vào hoạt động công ích, tạo dựng nên các doanh nghiệp cung ứng SP, DVCI mới hoặc mở rộng quy mô vốn. Đây chính là động lực thực sự để phát triển mạnh kinh tế xã hội của đất nước.

- Về thuế suất bổ sung.

Hiện nay các DNCI của Thành phố Hà Nội vẫn tuân thủ quy định chung, căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với doanh nghiệp là phần thu nhập còn lại sau khi nộp thuế thu nhập theo thuế suất ổn định. Doanh nghiệp nào sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà phần thu nhập còn lại cao hơn 12% so với giá trị vốn chủ sở hữu hiện có tại thời điểm quyết toán năm tài chính, thì phần thu nhập trên 12% đó phải nộp thuế thu nhập bổ sung với thuế suất 25%. Điều quy định này có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh không phải chịu thuế thu nhập bổ sung ở mức tối đa chỉ được xác định bằng tỷ lệ lãi suất gửi tiền tiết kiệm 1%/tháng. Như vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm (1%/tháng) thì phần cao hơn đó phải chịu thuế thu nhập bổ sung. Căn cứ để đánh thuế bổ sung quy định như vậy là chưa thỏa đáng bởi vì không thể so sánh việc cho vay vốn để kiếm lời với việc đầu tư vốn vào kinh doanh. Khi cho vay vốn để kiếm lời thì hệ số rủi ro rất nhỏ, tiền lời thu được bảo đảm thường xuyên. Ngược lại, đầu tư vốn vào kinh doanh là loại đầu tư dài hạn, trong quá trình kinh doanh chủ đầu tư không được phép rút vốn và mức độ rủi ro rất cao, tỷ lệ lãi suất thu được không ổn định. Vì thế thông thường người ta chỉ đầu tư vào kinh doanh khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm.

Từ những phân tích như trên, chúng tôi đề nghị Thành phố nên thực hiện thuế thu nhập bổ sung theo phương án sau:

Một là: nhà nước không đánh thuế thu nhập bổ sung đối với tất cả các doanh nghiệp cung ứng SP, DVCI.

Hai là: chỉ đánh thuế thu nhập bổ sung đối với các ngành kinh doanh độc quyền, không đánh thuế thu nhập bổ sung đối với doanh nghiệp cung ứng SP, DVCI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mở rộng chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để hướng dẫn đầu tư, phân bổ hợp lý các nguồn lực trong xã hội phục vụ hoạt động công ích phát triển. Một trong những khuyết tật của nền KTTT là sự phân bổ không hợp lý các nguồn lực trong xã hội, người ta chỉ chú trọng vào những ngành mang lại lợi nhuận cao, không quan tâm đến những vấn đề xã hội, môi trường. Hậu quả do đặc điểm này gây ra là những lệch lạc của nền kinh tế và rối loạn của xã hội. Chính vì thế mà cần phải có bàn tay can thiệp của nhà nước. Nhà nước có thể can thiệp bằng nhiều công cụ: mệnh lệnh hành chính, các chế tài luật pháp, biện pháp về kinh tế… Một trong những biện pháp kinh tế khá hữu hiệu là ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như thực hiện kỳ miễn thuế, kỳ giảm thuế, kỳ chuyển lỗ là một trong những công cụ để phân bổ có hiệu quả hơn các nguồn lực phục vụ hoạt động công ích.

Theo các quy định hiện hành của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta đã có một số quy định về miễn thuế, giảm thuế và chuyển lỗ. Tuy nhiên, các quy định về miễn thuế, giảm thuế còn ít, chưa đủ liều lượng để có thể thay đổi quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng, để khuyến khích đầu tư và phân bổ có hiệu quả hơn các nguồn vốn đầu tư trong xã hội cho hoạt động công ích, nhà nước cần mở rộng hơn thời gian miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các DNCI, đặc biệt là quy định năm đầu tiên kinh doanh có lợi nhuận để xác định thời điểm được hưởng chế độ miễn, giảm thuế. Theo quy định hiện hành thì năm đầu tiên có lãi được tính là năm đầu tiên hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận trước khi thực hiện chuyển lỗ. Thông thường, một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động kinh doanh thì trong một vài năm đầu thường bị thua lỗ, nên nếu quy định năm đầu tiên có lãi được tính là năm đầu tiên hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận trước khi thực hiện chuyển lỗ để bắt đầu kỳ miễn giảm thuế thì trên thực tế các doanh nghiệp không được lợi gì nhiều và thực tế là thời gian miễn thuế, giảm thuế lại chính là giai đoạn doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ. Vì vậy, đối với những ngành cần khuyến khích đầu tư như GTCC, nhà nước nên cho phép thực hiện chế độ miễn, giảm thuế kể từ năm đầu tiên kinh doanh có lợi nhuận sau khi đã chuyển lỗ.

Thực hiện chuyển đổi thu sử dụng vốn phù hợp với bản chất của chế độ thu này, có chế độ thu riêng mà trước mắt là miễn thu (hay thực hiện tỷ lệ thu là 0%) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp cung ứng SP, DVCI tích tụ vốn cho tái đầu tư.

Các doanh nghiệp cung ứng SP, DVCI cũng cần thiết phải chuyển phần thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước vào lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế lợi tức đối với nhà nước và chuyển sang một tên gọi mới phù hợp hơn, đúng bản chất hơn, đó là thu một phần lợi nhuận của doanh nghiệp cung ứng SP, DVCI về ngân sách nhà nước. Căn cứ vào định hướng phát triển doanh nghiệp trong từng thời kỳ để điều chỉnh tỷ lệ thu phù hợp nhằm đạt được mục tiêu của nhà nước đã đề ra. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, đối

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 89 - 97)