Những phương hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế Nhà nước và doanh nghiệp công ích

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 72 - 78)

nước và doanh nghiệp công ích

Một là: Phương hướng của Đảng về phát triển kinh tế nhà nước và DNCI

Giai đoạn 1986-1990, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đánh dấu một bước ngoặt cơ bản trong quá trình đổi mới kinh tế nói chung, trong đó có đổi mới DNNN. Đại hội chỉ rõ:"Phải đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm cho các đơn vị kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thực sự chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế."

Tiếp tục đường lối đổi mới kinh tế, Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã chủ trương:"Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tập trung lực lượng củng cố và phát triển những cơ sở trọng điểm, những cơ sở làm ăn có hiệu quả và có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Cho thuê, chuyển hình thức sở hữu hoặc giải thể các cơ sở thua lỗ kéo dài và không có khả năng vươn lên. Sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường" và "khu vực quốc doanh phải được sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước".

Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) tiếp tục khẳng định: "Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo, làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới."

Nghị quyết Đại hội IX và Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa IX đã nêu rõ mục tiêu chiến lược và quan điểm phát triển các lĩnh vực HHCC trong điều kiện tiến hành CNH, HĐH đất nước. Theo tinh thần mục tiêu và định hướng của Nghị quyết, căn cứ vào thực tiễn sản xuất và cung ứng HHCC, căn cứ vào xu thế phát triển của xã hội và yêu cầu đối với HHCC trong tương lai, công cuộc đổi mới quản lý HHCC phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010. Mục tiêu của Đại hội IX đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 liên quan đến HHCC với những nội dung về xây dựng mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ đối với đường bộ. Đến năm 2010, 100% đường quốc lộ sẽ được trải nhựa, bảo đảm thông suốt bốn mùa, cải thiện cơ bản giao thông nông thôn, mở rộng hệ thống cảng biển…; về mạng bưu chính viễn thông: phát triển mạng bưu chính, viễn thông công cộng theo hướng đi thẳng vào kỹ thuật hiện đại, mở rộng các dịch vụ mới, đa dạng hóa dịch vụ, xóa bỏ độc quyền khai thác mạng, bảo đảm các trục truyền dẫn chính có cáp quang với dung lượng cao thỏa mãn nhu cầu; về điện và cung cấp điện: phấn đấu 70% số hộ sẽ được cấp điện từ điện lưới quốc gia; Mạng cấp

thoát nước và vệ sinh môi trường: nâng công suất cấp nước cho đô thị và nông thôn, 100% dân cư đô thị và 90% dân cư nông thôn được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh. Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị; các chỉ tiêu về giáo dục, y tế đều ở mức khá cao.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, phương hướng của Đảng là: khuyến khích nhân dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất những SP, DVCI mà xã hội cần và pháp luật không cấm; chuyển từ cơ chế ứng vốn, giao nhiệm vụ sang cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện SP, DVCI. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các SP, DVCI, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế; Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho DNCI; cơ chế quản lý lao động, tiền lương và thu nhập đối với các DNCI được thực hiện trên cơ sở khối lượng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà Nhà nước giao đặt hàng; DNCI cũng phải thực hiện hạch toán.

Thúc đẩy việc xây dựng đồng bộ thể chế KTTT định hướng XHCN; kiên quyết tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tiếp tục giải phóng sức sản xuất. Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nhất là cổ phần hóa mạnh hơn nữa DNNN, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước, đồng thời phát triển mạnh, không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác… Nhà nước thực hiện phương thức đặt hàng hoặc đấu thầu đối với SP, DVCI. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế khác đầu tư vào các hoạt động công ích và dịch vụ công, tham gia nhiều hơn trong đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội...

Mở rộng phạm vi xã hội hóa một số khoản chi ngân sách Nhà nước, thực hiện cơ chế tự trang trải chi tiêu, xây dựng mô hình tự lo chi phí ở một số đơn vị hành chính sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng, thay thế phương thức cấp kinh phí trực tiếp bằng việc Nhà nước mua sản phẩm theo giá cả phù hợp với chất lượng và tiến độ.

Thực hiện triệt để việc tách quản lý hành chính Nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý hoạt động của tổ chức sự nghiệp dịch vụ công. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế.

Tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) về DNNN trong cơ chế thị trường đã đề ra và trình một số dự thảo văn bản pháp lý thúc đẩy tiến trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước và phát triển sản xuất kinh doanh của DNNN, trong đó có: Nghị định về SP, DVCI theo hướng Nhà nước thực hiện phương thức đặt hàng và đấu thầu đối với những sản phẩm công ích, khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các hoạt động công ích; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất, cung ứng SP, DVCI; Ban hành Quy chế xóa bỏ các đặc quyền và độc quyền kinh doanh, có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia làm dịch vụ công mà Nhà nước không cấm, xóa bỏ bảo hộ bất hợp lý qua tín dụng và xử lý nợ… [4,tr.1-3].

Hai là: Phương hướng của Chính phủ đối với DNCI.

Quán triệt phương hướng, Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế nhà nước và DNCI, Chính phủ đã có những chỉ đạo cụ thể, thiết thực. ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XI đã chỉ rõ: chuyển các hoạt động sự nghiệp công ích sang cơ chế dịch vụ phù hợp với KTTT định hướng XHCN. Chế độ của chúng ta luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi cơ bản của nhân dân. Song việc thực hiện yêu cầu đó không thể chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước, duy trì bao cấp tràn lan mà phải chuyển sang cơ chế dịch vụ phù hợp với KTTT định hướng XHCN với các nội dung chủ yếu sau:

- Nhà nước tăng cường sự quan tâm đối với các lĩnh vực phát huy nhân tố con người, tiếp tục tăng vốn đầu tư và kinh phí từ ngân sách cho các hoạt động dịch vụ, tập trung cho một số mục tiêu ưu tiên như xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chương trình quốc gia về phát triển giáo dục, y tế, khoa học - công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, hỗ trợ cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, trợ giúp cho những người thuộc diện chính sách xã hội và người nghèo được hưởng dịch vụ công...

- Các đơn vị sự nghiệp công lập là cơ sở hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người, phải hạch toán chi phí một cách đầy đủ (với mức lương thỏa đáng cho những người làm việc tại cơ sở) và tự bù đắp chi phí; như vậy, phải thường xuyên quan tâm giảm giá thành đi đôi với bảo đảm chất lượng dịch vụ.

- Về bù đắp chi phí, có loại dịch vụ được Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ và thanh toán theo khối lượng công việc hoặc kết quả thực hiện công việc (như giáo dục bậc phổ cập, giáo dục, y tế ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi, nghiên cứu khoa học cơ bản,…). Các loại dịch vụ khác tự bù đắp một phần (còn được Nhà nước cấp một phần kinh phí) hoặc tự bù đắp toàn bộ chi phí bằng việc thu phí từ người sử dụng dịch vụ; mức phí được quy định theo cơ chế phi lợi nhuận, đủ trang trải các chi phí cần thiết, xóa bỏ mọi khoản thu của người sử dụng dịch vụ ngoài mức phí quy định. Người sử dụng dịch vụ được lựa chọn cơ sở dịch vụ theo nhu cầu của mình, trả phí dịch vụ được công bố minh bạch, chấm dứt các khoản chi ngầm. Người làm dịch vụ có chế độ lương thỏa đáng phải chăm lo làm tốt nhiệm vụ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, không làm việc tắc trách và chấm dứt mọi sự sách nhiễu.

- Việc đổi mới chế độ kinh phí phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý, bảo đảm cho cơ sở dịch vụ công lập có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động dịch vụ, nhất là về tài chính và nhân sự, tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh theo pháp luật; đồng thời tăng cường giám sát để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ của cơ sở công lập.

- Việc bổ sung chính sách và biện pháp trợ giúp cho người nghèo được tiến hành trước một bước sẽ góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội cho việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công ích sang cơ chế dịch vụ.

- Quá trình đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công lập đi liền với việc đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội để phát triển các lĩnh vực dịch vụ. Chính phủ sẽ bổ sung chính sách, mở rộng phạm vi và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh các cơ sở dịch vụ ngoài công lập, thu hút cả đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, trước hết là trong lĩnh vực đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề và sản xuất dược phẩm, khám, chữa bệnh kỹ thuật cao; quy định chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở ngoài công lập tự nguyện hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Một số cơ sở dịch vụ công lập cũng có thể chuyển thành công ty cổ phần hoặc cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo luật pháp để thúc đẩy các cơ sở dịch vụ công lập và ngoài công lập phát triển và nâng cao chất lượng, có những cơ sở đạt trình độ tiên tiến ở khu vực và thế giới; đồng thời

xử lý nghiêm minh các đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật, chạy theo lợi nhuận mà đi chệch các mục tiêu xã hội, trái đạo đức nghề nghiệp.

Về định hướng phát triển và phân định loại hình DNCI và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, chính phủ chỉ đạo theo hướng mới, cụ thể là:

- Thống nhất về vai trò chi phối của khu vực DNNN trong quá trình đổi mới và phát triển DNNN. Vai trò này không thể hiện ở số lượng nhiều, tỷ trọng lớn của DNNN trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, mà chủ yếu là ở hiệu quả và sức cạnh tranh cao để chi phối những lĩnh vực then chốt; khống chế, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế theo những định hướng của Nhà nước. DNCI với hình thức Nhà nước sở hữu 100% vốn, Nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt trong các lĩnh vực công ích thiết yếu. DNCI hoạt động không chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, lấy kết quả thực hiện chính sách xã hội và nhiệm vụ được giao để đánh giá hiệu quả. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ mà Nhà nước quyết định quy mô tổ chức của doanh nghiệp. Những lĩnh vực công ích phục vụ đời sống mà nhân dân và các thành phần kinh tế khác làm được, làm có hiệu quả thì khuyến khích họ làm, trường hợp nào thấy cần thì Nhà nước có thể tham gia cổ phần ở mức thấp. Nhà nước có chính sách ưu đãi chung đối với các SP DVCI, không phân biệt thành phần kinh tế. DNNN hoạt động kinh doanh với hình thức sở hữu 100% vốn nhà nước, Nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt được kiện toàn và phát triển ở các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Việc phát triển sản xuất kinh doanh có vốn của Nhà nước, nói chung, nên hình thành các doanh nghiệp đa sở hữu, với nhiều hình thức kinh doanh đa dạng như: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên (100% vốn Nhà nước), Công ty TNHH nhiều thành viên, Công ty cổ phần mà Nhà nước có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt hoặc cổ phần ở mức thấp… đối với những lĩnh vực, những ngành, những sản phẩm và dịch vụ then chốt của nền kinh tế và quốc phòng, an ninh mà không thể để các thành phần kinh tế khác tham gia hoặc họ không thể làm được thì mới tổ chức DNNN 100% vốn. Khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề, các sản phẩm mà pháp luật không cấm. Để DNNN hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có sức cạnh tranh, đại bộ phận DNNN phải có quy mô vừa và lớn, có công nghệ tiên tiến. Việc cơ cấu lại và thành lập mới DNCI và DNNN hoạt động kinh doanh phải được xem xét chặt chẽ theo hướng nêu trên.

Ba là: Phương hướng của Thành phố Hà Nội về phát triển DNCI.

Quán triệt phương hướng phát triển DNNN nói chung và quan điểm của Đảng, Chính phủ về phát triển DNCI nói riêng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà nội lần thứ XIII (tháng 12 năm 2000) đã cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ chính như: "Đầu tư xây dựng, từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng đô thị, cải tạo mở rộng các nút giao thông, tổ chức quản lý và phân luồng giao thông, có kế hoạch phát triển giao thông đô thị". Để thực hiện tốt phương hướng trên, Đại hội nhấn mạnh các biện pháp cụ thể: "Giải tỏa tình trạng ách tắc giao thông hiện nay, đẩy mạnh tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường, tiến hành phân loại rác thải tại nguồn, đến năm 2005 thu gom và xử lý 90% rác thải". Đối với lĩnh vực công viên - cây xanh: "phát triển hệ thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công viên cây xanh, vườn hoa đến năm 2005 nâng diện tích cây xanh đạt 5 ÷ 6 m2/đầu người. Duy trì nâng cấp các vườn hoa công viên hiện có trong Thành phố, khai thác cảnh quan, phát triển các hình thức vui chơi giải trí, sưu tầm bảo tồn các loại thực vật nhiệt đới, các loài chim thú quý hiếm, phục vụ thăm quan, du lịch, giáo dục và nghiên cứu".

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 72 - 78)