3. Tổ chức thực hiện Đ MC
5.5.3. Chương trình giám sát và đánh giá
Chương trình giám sát môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ bao gồm các hoạt động quan trắc (monitoring) và kiểm toán (auditing), nhằm thực hiện 2 mục tiêu:
- Quan trắc các điều kiện môi trường có thể bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Các nguồn tài nguyên trong vùng liên quan đến việc thay đổi phương thức sử dụng đất cần phải được quan trắc và kiểm toán để xác định sớm mọi nguy cơ sử dụng không bền vững và quyết định các biện pháp điều chỉnh. Các yếu tố bền vững này được thể hiện thông qua các được các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đã được sử dụng trong quá trình ĐMC (Bảng 3.3) sẽ được sử dụng trong quá trình quan trắc để xác định sự phù hợp của các dự báo và sự tuân thủ của các hoạt động thực hiện quy hoạch. Các kết quả quan trắc và kiểm toán sẽ được so sánh với các thông số ban đầu đã được sử dụng trong ĐMC đểđưa ra những quyết định phù hợp cho việc tiếp tục thực hiện quy hoạch.
Để thực hiện mục tiêu cung cấp các thông tin cơ sở nhằm điều chỉnh các nội dung quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững, các hoạt động quan trắc và kiểm toán cần được tiến hành từ tháng thứ 6 sau khi bắt đầu thực hiện các hoạt động sử dụng đất theo quy hoạch được phê duyệt.
Quan trắc chất lượng môi trường
Quan trắc chất lượng môi trường được thực hiện nhằm cung cấp các cơ sở dữ liệu và thông tin về chất lượng môi trường của VKTTĐ Bắc bộ cho công tác kiểm toán đánh giá hiệu quả ĐMC trong quá trình thực hiện các hoạt động sử dụng đất theo quy hoạch.
Tại VKTTĐ Bắc bộ, các hoạt động quan trắc môi trường được thực hiện thường xuyên từ năm 1994 đến nay, do một sốđơn vị thuộc hệ thống các trạm trong mạng lưới quốc gia (trạm quan trắc đất liền, biển, đất vùng 1) thực hiện. Tần suất và chỉ tiêu thực hiện quan trắc là:
- Môi trường đất liền: 6 đợt/năm, dự kiến từ năm 2008 sẽ tăng lên 1 lần/tháng. Các chỉ tiêu quan trắc là: môi trường không khí xung quanh, môi trường nước mặt, môi trường nước ngầm, nước thải, tiếng ồn giao thông, chất thải rắn.
- Môi trường biển: 4 đợt/năm, gồm các thông số về môi trường nước biển ven bờ.
- Môi trường đất: 1 đợt/năm, dự kiến từ năm 2008 sẽ tăng lên 2 đợt/năm. Đối với môi trường đất 2 thông số cần đặc biệt quan tâm là: kim loại nặng và dư lượng chất bảo vệ thực vật trong đất
- Môi trường sinh thái và đa dạng sinh học: chưa được tiến hành định kỳ và thống nhất về các chỉ tiêu giám sát. Dự kiến từ năm 2008 sẽ duy trì tần suất
giám sát 1 lần/năm, với các chỉ tiêu: diện tích rừng che phủ, động vật hoang dã, thực vật quý hiếm ở trên cạn và dưới nước.
Như vậy, việc quan trắc các tác động của các hoạt động thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến chất lượng môi trường có thể thông qua các dữ liệu của các trạm quan trắc môi trường quốc gia trong vùng.
Kiểm toán giám sát hiệu quả của ĐMC
Trong phương pháp luận của quốc tế về ĐMC và ĐTM thường sử dụng thuật ngữ “SEA follow-up” – “tiếp tục ĐMC” để chỉ các hoạt động giám sát hiệu quả của ĐMC. Giám sát hiệu quả ĐMC là những hoạt động do cơ quan lập dự án chiến lược/quy hoạch/kế hoạch/chương trình và cơ quan quản lý môi trường phối hợp tiến hành nhằm đảm bảo rằng quá trình ĐMC được tiến hành phù hợp với các mục tiêu của quy hoạch và ngăn chặn việc xảy ra các hậu quả không mong muốn về mặt môi trường. Như vậy, “tiếp tục ĐMC” bao gồm các hoạt động: 1) giám sát và đánh giá các tác động xảy ra trong thực tế; và 2) đề xuất thực hiện bổ sung các biện pháp quản lý và giảm thiểu các tác động này.
Việc giám sát hiệu quả ĐMC được thực hiện thông qua biện pháp kiểm toán, cho phép kiểm tra và so sánh các tác động môi trường xảy ra trong thực tế với các tác động đã dự đoán. Việc kiểm toán cần được thực hiện để bảo đảm rằng bất cứ vấn đề nào xuất hiện trong quá trình triển khai, dù đã được dự báo trước hoặc không được dự báo trước, đều có thể được xác định và trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị giúp các dựđoán trong tương lai sẽ chính xác hơn.
Giám sát và đánh giá tiến độ các mục tiêu và mục đích là một phần quan trọng của cơ chế phản hồi của quá trình ra quyết định. Các kết quả giám sát và đánh giá được phản hồi đến các cơ quan có thẩm quyền sẽ giúp cung cấp các thông tin thích đáng hơn và có thể sử dụng để xác định chính xác hơn các tác động và biện pháp giải quyết, do đó sẽđưa ra quyết định khả thi và có hiệu lực hơn.
Như vậy, sau khi Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộđược phê duyệt cần thiết thực hiện chương trình quan trắc và thẩm định tiếp theo để kiểm tra hiệu quả của quá trình ĐMC. Đồng thời, việc giám sát hiệu quả ĐMC của quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ cần phải đạt được mục tiêu thứ 2 quan trọng hơn là đưa ra những khuyến nghị về việc thay đổi, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
Thông thường sau 6 tháng kể từ khi bắt đầu thực hiện quy hoạch cơ quan được giao trách nhiệm xây dựng quy hoạch (Bộ Tài nguyên và Môi trường) sẽ tiến hành đánh giá để xác định và điều chỉnh các vấn đề lộ diện rõ nhất. Sau đó, việc xem xét
lại quy hoạch sẽđược thực hiện trên cơ sở các kết quả quan trắc và thẩm định định kỳ 2-4 lần/năm.
Đểđạt được mục tiêu này, cần thực hiện các nội dung sau đây:
- Thẩm định giá trị pháp lý và tính hiệu lực của các dự báo tác động và các kết luận đánh giá. - Thẩm định hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực tăng cường tác động tích cực đã đề xuất. - Xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của quy hoạch và phạm vi ảnh hưởng của các kết quả thực hiện quy hoạch.
- Đánh giá sự bền vững của các kết quả đạt được, trong đó lưu ý đến hệ quả xoá đói giảm nghèo.
- Đề xuất các sự thay đổi cần thiết để tăng cường lợi ích xã hội và môi trường của việc thực hiện quy hoạch.
- Các bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình ĐMC
Để thực hiện các nội dung trên, một số câu hỏi sẽ được soạn thảo để định hướng cho việc giám sát hoặc sử dụng để xây dựng phiếu điều tra, ví dụ như:
• Những dựđoán vềđánh giá tác động của môi trường đã chính xác chưa?
• Quy hoạch sử dụng đất có đóng góp cho việc đạt các mục tiêu, mục đích về môi trường như mong muốn hay không?
• Các biện pháp giảm nhẹ thực thi đúng dự kiến hay không?
• Có tồn tại các tác động tiêu cực nào về môi trường hay không? Chúng có nằm trong giới hạn có thể chấp nhận được không? hoặc
• Biện pháp xử lý có đạt yêu cầu hay không?
Giám sát ĐMC có thể và cần thiết gắn liền với việc biên soạn thông tin cơ sở cho các kế hoạch và dự án sẽ được triển khai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất, đồng thời chuẩn bị các dữ liệu cần thiết phục vụđánh giá tác động môi trường của các dự án/kế hoạch này.
Để thực hiện thành công các mục tiêu nêu trên cần phân định rõ vai trò kết hợp và điều phối các hoạt động của hệ thống quan trắc, các chỉ số quan trắc, phương pháp quan trắc, thủ tục điều chỉnh chính sách định kỳ cũng như công tác nâng cao năng lực và truyền thông đại chúng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ