Điều kiện tự nhiên và môi trường

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 32)

3. Tổ chức thực hiện Đ MC

2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường

2.1.1. Điều kiện địa lý-địa chất

VKTTĐ Bắc bộ có địa hình khá đa dạng với nhiều kiểu địa hình từ đồng bằng ven biển đến trung du, miền núi. Nhìn tổng thể thì vùng có địa hình có địa hình káh bằng phẳng ở khu vực trung tâm và hơi chếch xuống phía Nam; còn ở phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc là vùng trung du và núi cao có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh. Toàn vùng được chia ra 4 vùng địa hình chính gồm:

- Vùng núi phân bốở khu vực phía Tây tỉnh Quảng Ninh, phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc và phía Tây Nam của Hà Tây với các dãy núi có độ cao trung bình từ 300 – 1200 m so với mực nước biển, chiếm khoảng 21% diện tích tự nhiên của vùng. Đặc điểm địa hình của vùng này rất phức tạp, có độ chia cắt mạnh, núi non hiểm trở, độ dốc lớn xen kẽ với những thung lũng nhỏ hẹp. Những đỉnh núi cao tiêu biểu của vùng là: Ba Vì (Hà Tây) cao 1.281 m, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cao trên 1.400 m, Nam Châu Lãnh (Quảng Ninh) cao 1.506 m. Ở Quảng Ninh và Hà Tây còn những kiệt tác về hang động do những dãy núi đá vôi tạo nên.

- Vùng trung du là dạng địa hình chuyển tiếp giữa địa hình đồng bằng và địa hình miền núi. Dạng địa hình này rất đặc trưng bởi kiểu đồi bát úp lượn sóng, độ dốc nhỏ xen kẽ với những cánh đồng bằng phẳng có độ cao trung bình từ 40 – 200 m so với mực nước biển, chiếm 27% diện tích tự nhiên của vùng. Đây là dạng địa hình khá phổ biến ở Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Tây và ngoại thành Hà Nội (Sóc Sơn), ngoài ra còn thấy ở Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh. Những đỉnh cao tiêu biểu là : Dây Diều (Hải Dương) cao 618 m, Chân Chim (Hà Nội) cao 462 m, An Sơn (Hải Phòng) cao 200 m, Hàm Long (Bắc Ninh) cao 171 m. Với địa hình lượn sóng và độ dốc nhỏ, vùng trung du rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp, nông-lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả và làm trang trại chăn nuôi gia súc.

- Vùng đồng bằng được phân bố ở tất cả các tỉnh, thành phố trong vùng với độ cao trung bình từ 3 – 10 m so với mực nước biển, chiếm 47% diện tích tự nhiên của vùng. Địa hình của vùng mang những nét tương đồng của địa hình vùng đồng bằng Bắc bộ,

đó là kiểu đồng bằng chia ô, thửa với nhiều khu vực thấp, trũng ở Hải Dương (chỉ cách 0,5 m so với mực nước biển.

- Vùng ven biển là kiểu địa hình đặc trưng của Hải Phòng và Quảng Ninh. Địa hình htường gặp là những dải đồng bằng ven biển, những cồn cát và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ tạo thành quần đảo. Chỉ chiếm 5% diện tích toàn vùng song đây là kiểu địa hình rất đặc biệt của vùng. Những dải đồng bằng ven biển trước đây vốn là những dải đồi thấp, qua thời gian bị phong hoá và xâm thực đã tạo nên những cánh đồng từ chân núi thấp dần xuống triền sông và bờ biển.Vùng biển Quảng Ninh là một vùng độc đáo với trên 2.000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo cả nước, đảo chạy dài theo đường bờ biển hơn 250 km và chia thành nhiều lớp.

2.1.2. Điều kiện khí tượng thuỷ văn Đặc điểm khí hậu Đặc điểm khí hậu

VKTTĐ Bắc bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm nhiều mưa, mùa đông lạnh và khô.

Chếđộ khí hậu của VKTTĐ Bắc bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông mà trực tiếp là ảnh hưởng của Vịnh Bắc bộ (với diện tích khoảng 150,000 km2), thể hiện ở 3 lĩnh vực chủ yếu là: giảm nóng mùa hè, giảm lạnh mùa đông; tạo ra các dạng thời tiết khí hậu đặc sắc như sương mù và thời tiết ẩm ướt và ấm trong mùa đông lạnh khô; tạo ra một chếđộ mưa phong phú quanh năm.

Trung bình tháng của các yếu tố nhiệt độ không khí (nhiệt độ trung bình, trung bình thấp nhất, trung bình cao nhất) đạt giá trị cực tiểu vào tháng 1, cực đại vào tháng 7. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.400 – 2.000 mm và phân bố theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84,3%, độ ẩm trung bình tối đa là 92%, độ ẩm trung bình tối thiểu là 78%. Tháng có độẩm cao nhất là tháng 2: 85%; tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12: 69%.

Vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau (mùa đông) và gió mùa Đông Nam trong suốt thời gian còn

Bình quân hàng năm có từ 2 - 3 trận bão hoặc áp thấp nhiệt đới trực tiếp đi qua. Cùng với bão, áp thấp nhiệt đới là mưa to, gió lớn gây thiệt hại hoa màu, tài sản và dẫn tới úng lụt cục bộ.

Đặc điểm thuỷ văn

VKTTĐ Bắc bộ có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ mạng lưới sông từ 1 – 1,3 km/km2. Trong vùng có 2 hệ thống sông chính là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho toàn vùng. Đặc biệt, hệ thống sông Thái Bình và các phân lưu nằm trọn vẹn trong VKTTĐ Bắc bộ, hàng năm cung cấp cho vùng một lượng nước 35 – 45 tỷ m3, trong đó có 3/4 là lượng nước của sông Hồng chuyển qua sông Đuống và sông Luộc. Riêng khu vực tỉnh Quảng Ninh do đặc điểm cấu tạo địa hình đồi núi cao, sát biển, hầu hết các sông trong tỉnh có lưu vực nhỏ, độ dốc lớn, tổng lượng nước sông hàng năm không lớn, thường cạn kiệt về mùa khô nên nguồn nước mặt ở Quảng Ninh kém phong phú.

Sông Hồng: có chiều dài 1126 km (tính từ thượng nguồn sông Thao), diện tích lưu vực 143.000 km2, khoảng ½ độ dài và trên 1/2 diện tích lưu vực thuộc địa phận nước ta. Sông Hồng là hợp lưu của 3 con sông là sông Đà, sông Lô và sông Thao tại Việt Trì. Lượng dòng chảy năm của sông Hồng vào khoảng 112.109 m3 (gần 2/3 số đó được tập trung từ lưu vực nội địa), ứng với lưu lượng trung bình năm là 3560 m3/s, trong đó phần do sông Đà đóng góp là 53,4.109m3 (chiếm 48%), do sông Lô đóng góp là 32,6.109m3 (chiếm 30%), do sông Thao đóng góp là 24,3.109m3 (chiếm 22%). Đến Hà Nội, sông Hồng phân ly theo sông Đuống, đưa khoảng 28 đến 30% lưu lượng nước sang sông Thái Bình, sau đó sông Hồng tiếp tục phân lưu thành nhiều nhánh ở hạ lưu, đưa nước ra biển Đông qua các cửa Ba Lạt, cửa Trà Lý, cửa Đáy và cửa Lạch Giang.

Sông Thái Bình: bao gồm 3 phụ lưu chính là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam, diện tích lưu vực sông tính đến Phả Lại là 12.680 km2. Hàng năm sông Thái Bình nhận từ sông Hồng 32,6% tổng lượng nước ở Sơn Tây qua sông Đuống và sông Luộc. Sông Đuống chảy vào sôgn Thái Bình ở gần Phả Lại, cách chỗ hợp lưu của các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam với sông Thái Bình.

Chếđộ thuỷ văn của vùng bị chi phối bởi 3 yếu tố:

- Chếđộ thủy triều biển Đông: là chế độ nhật chiều với biên độ triều bình quân từ 0 -4 m. Vào mừa hạ, chếđộ mưa nội vùng lớn, nguồn nước từ thượng nguồn

sông Hồng đổ dồn về hạ lưuu khiến cho mực nước sông Hồng dâng cao, khi đổ ra biển lại gập thuỷ triều dâng, đây là một trong những nguyên nhân tạo nên chếđộ thủy văn khá phức tạp của vùng.

- Chế độ thủy văn sông Hồng: chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do có lưu vực lớn nên vào những tháng có lượng mưa nhiều, nước sông chảy xiết gây xói lở và lụt lội khu vực ngoài đê. Lũ sông Hồng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 sông: sông Đà, sông Lô, sông Thao. Khi lũ của 3 sông này gặp nhau thì sông Hồng sẽ có các ngọn lũ lớn đột xuất

- Chế độ thuỷ văn sông Thái Bình: chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ thuỷ văn sông Hồng nhưng cũng có những nét rất khác biệt với sông Hồng, mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa cạn nước sông Thái Bình xuống rất thấp, ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh và hiện tượng dòng nước chảy ngược lại khi triều cường rõ rệt hơn ở sông Hồng. Trên sông Cầu thủy triều ảnh hưởng tới Đáp Cầu, trên sông Thương tới phủ Lạng Thương và trên sông Lục Nam tới Lầm. Mùa lũ sông Thái Bình đóng vai trò tiêu nước rất quan trọng cho sông Hồng.

2.1.3. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất được điều tra của vùng là 1.267.889 ha, trong đó có 11 nhóm đất, bao gồm: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất phèn, nhóm đất mặn, nhóm đất cát, nhóm đất lầy, nhóm đất thung lũng dốc tụ, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá và nhóm đất nhân tác. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất: 518.240 ha, chiếm 40,87% tổng diện tích điều tra của vùng; nhóm đất nhân tác chiếm diện tích nhỏ nhất: 1.022 ha, chiếm 0,08%.

Nhóm đất phù sa: có diện tích 474.489 ha, chiếm 37,42% diệnt ích tự nhiên, phana bố ở tất cả các tỉnh trong vùng. Đất phù sa được hình thành và bồi tụ chủ yếu bởi hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Nhóm đất xám: có diện tích 104.288 ha, chiến 8,23% diện tích, phân bố ở tất cả các tỉnh (trừ Hưng Yên và Hải Phòng). Đất có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹđến trung

bình, phản ứng đất chua, nghèo mùn, thích hợp với cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả.

Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 518.240 ha, chiếm 40,87% tổgn diện tích điều tra, phân bốở hầu hết các tỉnh, nhiều nhất ở Quảng Ninh. Dất có phản ứng chua, khả năng hấp thu dinh dưỡng trung bình, dễ bị xói mòn và rửa trôi do nằm ở địa hình cao và dốc. Cây trồng thích hợp chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày có khả năng chịu hạn (như chè), cây lâm nghiệp và một số cây ăn quả.

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: có diện tích 17.727 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích đất điều tra, thường nằm ở vùng núi có độ cao từ 900 m đến trên 1000 m. Đất có hàm lượng mùn tương đối khá (2-3%) nhưng đất chua nhiều do quá trình rửa trôi mạnh mẽ và hàm lượng axit hữu cơ cao.

Nhóm đất phèn: có diện tích 44.273 ha, chiếm 3,49% tổng diện tích điều tra của vùng, phân bố ở Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh song tập trung nhiều nhất ở Hải Phòng. Đất có phản ứng chua, tỷ lệ hữu cơ cao, gley mạnh, thành phần cơ giới nặng và chặt; ở một số nơi có đất phèn mặn thì trong đất còn có muối với tỷ lệ SO42- thường xấp xỉ bằng 0,1 hoặc lớn hơn.

Nhóm đất mặn: có diện tích 60.627 ha, chiếm 4,78 % tổgn diện tích, phân bố ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Đặc tính chủ yếu của đatá là lượng muối khá cao, hàm lượng dinh dưỡng trung bình đến khá, thành phần cơ giới trung bình, có phản ứng trung tính ít chua đến kiềm nhẹ.

Nhóm đất cát: có diện tích 21.928 ha, chiếm 1,73% tổng diện tích, phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh. Đất có đặc tính thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, nghèo dinh dưỡng, mức độ phân giải hữu cơ mạnh, có phản ứng chua nhẹđến kiềm yếu.

Nhóm đất lầy: có diện tích 3.033 ha, chiếm 0,24% tổng diện tích, phân bố ở hầu hết các tỉnh (trừ Hưng Yên và Hà Nội). Đất có đặc điểm gley mạnh, thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ, giàu mùn, phản ứng đất rất chua, các chất dễ chua nghèo, mức độ phân giải chất hữu cơ chậm, khả năng trao đổi cation thấp.

Đất thung lũng dốc tụ: có diện tích 16.430 ha, chiếm 1,3% diện tích điều tra toàn vùng, phana bố ở một số huyện thuộc các tỉnh Hải Dương, TP.Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Đất được hình thành do các sản phẩm của đồi núi sau khi bị phong hoá bị nước mưa bào mòn đưa xuống tích đọng lại. Đặc điểm của loại đất này là: tầng đất mặt thường có màu xám đen, các tầng dưới có màu vàng xám, trong các tầng đất có

lẫn mảnh đá nhỏ hoặc cuội sỏi, thành phần cơ giới là cát pha hoặc thịt nhẹ, phản ứng đất chua, mùn khá, các chất dinh dưỡng khác đều nghèo, dung tích hấp thụ thấp.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 5.828 ha, chiếm 0,46% tổng diện tích, phân bốở các huyện trung du, miền núi của các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Đất xói mòn trơ sỏi đá có tầng rất mỏng, sỏi đá nổi lên bề mặt và bị tác động mạnh của xói mòn gây hậu quả xấu đối với vùng đất thấp bên dưới.

Nhóm đất nhân tác: có diện tích 1.022 ha, chiếm 0,08% tổng diện tích, phân bố ở Quảng Ninh (TP.Hạ Long, thị xã Cẩm Phả. Đây là loại đất bị biến đổi mạnh mẽ do tác động của con người, thường có hình thái phẫu diện không đồng nhất, phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc đất được khai thác, kỹ thuật thâm canh. Nhóm đất này có sự thay đổi về chế độ nhiệt, không khí, chế độ nước, dinh dưỡng và hàng loạt các đặc tính sinh học khác so với các nhóm đất tự nhiên.

Tài nguyên nước

Lượng nước mặt cung cấp cho VKTTĐ Bắc bộ được tạo bởi nguồn nước từ 2 hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, các sông suối nhỏ, hồ ao trong vùng và lượng mưa hàng năm. Nhìn chung nguồn nước ngọt khá dồi dào về số lượng, tốt về chất lượng. Khu vực trung tâm và khu vực phía Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc của vùng (Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng) có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn và chất lượng khá tốt. Hiện tại nguồn nước ngầm đã được khai thác phục vụ cho đời sống con người và nhu cầu sản xuất công nghiệp.

Tài nguyên rừng

Năm 2005, toàn vùng có 373.897 ha đất rừng, chiếm 39,3% diện tích đất nông nghiệp và 24,14% diện tích đất tự nhiên của vùng. Rừng được phân bố ở hầu hết các tỉnh trong vùng nhưng phần lớn đều là rừng trồng có độ che phủ không lớn. So với các vùng khác trong cả nước thì VKTTĐ Bắc bộ có diện tích rừng nhỏ nhất. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên của các tỉnh tập trung trong các khu bảo tồn thiên nhiên như Ba Vì, Hương Sơn (Hà Tây), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Cát Bà (Hải Phòng), Yên Tử, Đông Triều, Bái Tử Long (Quảng Ninh).

Nguồn tài nguyên khoáng sản của VKTTĐ Bắc bộ tương đối đa dạng và phong phú, với nhiều chủng loại và trữ lượng lớn, bao gồm các loại khoáng vật dùng trong sản xuất năng lượng, kim loại, khoáng vật phi kim loại và các nguyên vật liệu xây dựng.

Tài nguyên biển

VKTTĐ Bắc bộ có 2 tỉnh giáp biển là Quảng Ninh và Hải Phòng. Đó không chỉ là ưu thế của 2 tỉnh mà còn là thế mạnh của cả vùng. Với đường bờ biển dài trên 375 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi tạo cho Hải Phòng và Quảng Ninh khả năng khai thác một khối lượng lớn hải sản, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất muối phục vụ công nghiệp hóa chất, đồng thời đem lại tiềm năng du lịch to lớn cho vùng.

Tài nguyên văn hoá

VKTTĐ Bắc bộ có nền văn hoá dân tộc phát triển lâu đời và phong phú, điển hình là hệ thống đình, chùa, nhà thờ, miếu mạo đã có từ rất lâu và các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó còn có tiềm năng con người to lớn từ các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao và tầng lớp trí thức có trình độ khoa học kỹ thuật.

2.1.4. Hiện trạng môi trường Chất lượng nước mặt

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)