3. Tổ chức thực hiện Đ MC
2.1.4. Hiện trạng môi trường
Chất lượng nước mặt
Chất lượng nước sông, hồ trong VKTTĐ Bắc bộ hiện nay đã bị suy giảm do ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá và đời sống. Nguồn nước thải sinh hoạt, công nông nghiệpvới các chất cặn lơ lửng hữu cơ , vô cơ và các thành phần khác từ các hoạt động trên hàng ngày đổ vào nguồn nước và tích tụ từ nhiều năm làm cho một số thuỷ vực nước bị ô nhiễm.
Theo số liệu thống kê của các Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay mỗi ngày toàn vùng thải khoảng gần 700.000 m3 nước thải (không kể lượng nước thải làm mát từ các nhà máy nhiệt điện), trong đó lượng nước thải sinh hoạt là hơn 500.000 m3, còn lại là lại nước công nghiệp và bệnh viện.
Kết quả quan trắc 36 điểm quan trắc môi trường nước cho thấy, chất lượng nước của tất cả các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Cầu, sông Thái Bình, sông Cà Lồ, sông đào Bắc Hưng Hải, đều không đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A (nguồn cấp nước sinh hoạt), mà chỉ đạt tiêu chuẩn loại B đủ phục vụ các mục đích tưới tiêu, vận tải... Sông Thái Bình được coi là sạch hơn cả , sông Hồng đứng thứ 3. Sông suối thuộc loại bẩn
là Tam Bạc (Hải Phòng), suối Hợp Phong (Hạ Long), sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh). Riêng sông Nhuệ và sông Đáy tại Hà Đông còn không đạt tiêu chuẩn cho phép loại B vì các thông số chất hữu cơ và phú dưỡng quá lớn. Về chất lượng nước hồ, nước giữa hồ Tây (Hà Nội) và hồ Tam Bạc (Hải Phòng) được coi là sạch hơn cả, đạt chuẩn B, còn các hồ Bảy Mẫu (Hà Nội), An Biên (Hải Phòng), Đồng Mô và Suối Hai (Hà Tây), Đại Lải và Đầm Vạc (Vĩnh Phúc) đều có hàm lượng hữu cơ và phú dưỡng cao hơn tiêu chuẩn cho phép loại B. Bẩn nhất là hồ Thành (Bắc Ninh) và hồ Bạch Đằng (Hải Dương). Nước thải tại các mương bị ô nhiễm nặng và đều không đạt tiêu chuẩn loại B, vì đều phải nhận nước thải sinh hoạt và công nghiệp tại các địa phương không qua xử lý. Các sông mương thoát nước thải như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu (Hà Nội), mương thoát nước ở Hải Phòng là nguồn gây ô nhiễm nặng cho nước mặt và đất, trong đó bẩn nhất là sông Kim Ngưu. Tuy nhiên, rất may là nước biển ven bờ khu vực Hạ Long có hàm lượng ôxy hòa tan, chất hữu cơ, NH4+ nằm ở mức cho phép phục vụ du lịch theo tiêu chuẩn VN 5944-1995, song hàm lượng Pb và Cd cao hơn tiêu chuẩn cho phép tại khu vực Bến Phà và gần Công ty tuyển than Hòn Gai.
Dưới đây là số liệu về chất lượng nước mặt của một số sông, hồđiển hình tại VKTTĐ Bắc bộ.
Hình 2.1. Diễn biến BOD và COD của sông Hồng năm 1997 -2002
Hình 2.2. Diễn biến BOD tại đoạn sông Cầu Hình 2.3. Diễn biến COD tại sông Ngũ qua Bắc Giang, Bắc Ninh năm 2004,2005 Huyện Khê năm 2004, 2005
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2005
Hình 2.4. Diễn biến BOD tại Tế Tiêu và cầu Hồng Phù (hợp lưu sông Nhuệ, Đáy, Châu Giang)
Hình 2.5. Hàm lượng BOD tại một số sông trong nội thành Hà Nội
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2005
Chất lượng nước ngầm
Tại Hà Nội, trữ lượng nước ngầm liên tục giảm, đồng thời chất lượng cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu /Nguyễn Văn Đản, 2004/ cho thấy hàm lượng NH4+ trong nước ngầm có xu hướng tăng theo thời gian.
Tại Hải Phòng, mực nước ngầm giảm kéo theo tăng nguy cơ nhiễm mặn và tổng độ khoáng theo thời gian.
Chất lượng nước ngầm ở Quảng Ninh đối mặt với nguy cơ bị axit hoá, nhất là tại các vùng đã và đang khai thác than.
Chất lượng nước biển ven bờ
Kết quả phân tích chất lượng nước biển của các trạm quan trắc môi trường quốc gia /Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, 2004/ cho thấy vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng đã bị ô nhiễm hoặc chớm ô nhiễm bởi các yếu tố:
- Kim loại: đã quan trắc được hàm lượng Cu và Zn vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ dùng cho nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt ở khu vực Đồ Sơn (Hải Phòng) hàm lượng còn vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với bãi tắm; - Tổng Nitơ: ở khu vực Hạ Long (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), có thời
điểm quan trắc thấy hàm lượng CN-, NO2-, NH4+ vượt quá giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ dùng cho bãi tắm; và
- Dầu mỡ: khu vực ven biển Hải Phòng-Quảng Ninh đã bị ô nhiễm dầu với mức độ từ nhẹđến nặng.
Chất lượng không khí
Theo báo cáo của các Sở Tài nguyên và Môi trường, sau khi quan trắc chất lượng không khí xung quanh tại 35 điểm, lấy hai thông số ô nhiễm là nồng độ khí SO2 và nồng độ bụi để nhận xét, thì thấy đa số các điểm quan trắc tại 8 địa phương đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, ở các điểm quan trắc như khu công nghiệp Như Quỳnh (Hà Nội), đường Phùng Hưng (Hà Đông), đường Điện Biên Phủ (Hải Dương), khu dân cư phố Lý Quốc Sư (Hà Nội), nồng độ SO2 lại lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Khu vực gần Nhà máy Bia Hà Đông, bến xe thị xã Hà Đông, phố Ngô Gia Tự (Bắc Ninh) có giá trị NO2 lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng tiêu chuẩn. Tất cả các điểm quan trắc ở 8 thành phố đều bị ô nhiễm bụi nhất là ở dọc các đường giao thông, xung quanh khu công nghiệp, các điểm dân cư. Về độ ồn, phần lớn các điểm quan trắc trên trục QL 1A, QL 5 đi qua các địa phương vùng kinh tế trọng điểm đều có mức độ ồn vượt quá tiêu chuẩn.
Cần lưu ý rằng, tại những khu vực tập trung các cơ sở công nghiệp như khu công nghiệp cũ (Thượng Đình, Việt Trì) hoặc các làng nghề, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí (CO, SO2) thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên sự ô nhiễm này chỉ có tính cục bộ.
Đa dạng sinh học
Hệ sinh thái vùng đất liền: các thảm thực vật và hệ động vật tồn tại khá phong phú trong các khu rừng tự nhiên (khu bảo tồn thiên nhiên) như Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Tây), Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), vùng núi Chí Linh (Hải Dương), Vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng), Khu bảo tồn thiên nhiên Yên Tử (Quảng Ninh).
Hệ sinh thái ven biển và hải đảo: vùng biển ven bờ của VKTTĐ Bắc bộ nằm trong vùng từ Móng Cái đến Đồ Sơn, có thể kéo dài xuống tới các vùng cửa sông Hồng, bao gồm các hệ sinh thái sau đây:
Bảng 2.1. Các hệ sinh thái biển ven bờđiển hình trong VKTTĐ Bắc bộ Hệ sinh thái Địa điểm Điều kiện môi trường tự
nhiên Cấu trúc quần xã sinh vật sản xuất (tự dưỡng) Cấu trúc quần xã sinh vật tiêu thụ (dị dưỡng) Đất ướt ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng Nước lợ, mặn, chịu ảnh hưởng của nước ngọt và nước biển. Chế độ bán nhật triều. Đất mặn sú vẹt Thực vật, thuỷ sinh vật nước lợ, mặn (thực vật nổi, thực vật bậc cao) Sinh vật đáy, cá, lưỡng cư, bò sát, chim nước. Khu hệ
thủy sinh vật đặc trưng nhiệt đới, mang sắc thái Trung Hoa, Nhật Bản Rừng ngập mặn
- Nước lợ, cửa sông, bãi triều lầy. - Đất mặn Thực vật ngập mặn Động vật đáy (thân mềm, giáp xác) Vùng triều - Bãi lầy có thực vật ngập mặn
- Bãi triều thấp không có thực vật ngập mặn - Cảnh quan cồn cát trên vùng triều cửa sông (cửa sông Hồng) - Cảnh quan hệ lạch triều Thực vật ngập mặn Các nhóm động vật thân mềm phát triển
Hệ sinh thái Địa điểm Điều kiện môi trường tự nhiên Cấu trúc quần xã sinh vật sản xuất (tự dưỡng) Cấu trúc quần xã sinh vật tiêu thụ (dị dưỡng) biển trung triều - Nước lợ, mặn được điều tiết chủđộng thể San hô, cò biển Nước mặn (độ muối cao trên 30‰, ổn định); độ trong lớn, ổn định Thực vật nổi, rong, cỏ biển Quần xã san hô, động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn
Nguồn: Đánhgiá diễn biến và dự báo môi trường hai VKTTĐ phía Bắc và phía Nam, 2004