Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đấ t

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 90 - 92)

3. Tổ chức thực hiện Đ MC

5.3.1. Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đấ t

Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất, trước hết phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không chỉ ở quy mô cấp vùng và cấp tỉnh, thành phố mà ở tất cả các quận, huyện, thị xã và thị trấn nhằm cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố, làm cơ sở để giao đất cho các ngành và đối tượng sử dụng tại các địa bàn cụ thể. Đồng thời cần thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường đất sau đây:

Cái tạo đất và ngăn ngừa ô nhiễm đất

- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai thực tế trong vùng, sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bồi bổđất, tránh khai thác làm thoái hoá đất.

- Thực hiện các biện pháp trồng rừng theo hình thức nông lâm kết hợp trên đất dốc, hạn chế việc cày bề mặt đất trong mùa mưa và khai thác trắng đối với rừng sản xuất để chống xói mòn, rửa trôi, sụt lởđất.

- Hạn chế sử dụng quá nhiều phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông – lâm nghiệp, tích cực bồi bổ làm giàu đất, chống ô nhiễm môi trường đất.

- Tích cực trồng cây chắn sóng chắn cát ven sông, biển, hạn chế việc chuyển rừng ngập mặn ven biển để nuôi trồng thuỷ sản và cho một số mục đích khác.

- Có kế hoạch khai hoang, phục hoá, lấn biển để tăng quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và tạo thêm mặt bằng xây dựng.

- Phát huy tối đa khả năng đất trống đồi núi trọc vào trồng rừng mới, làm tăng độ che phủ của đất.

- Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích đất có mặt nước chuyên dùng, tích cực đưa mặt nước hoang hoá vào sử dụng. Tuyệt đối không chuyển đổi đất rừng ngập mặn sang nuôi trồng thuỷ sản; hạn chế phát triển nuôi tôm trên cát.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng lực lượng kiểm lâm nhân dân đủ lực lượng và phương tiện làm việc, giao đất giao rừng tới các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhằm bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng và các vốn rừng hiện có.

- Di dời toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm ra xa khu dân cư.

- Sử dụng đất khai thác khoáng sản và làm nguyên vật liệu xây dựng phải có phương án bảo vệ môi trường. Sau khi kết thúc khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất ban đầu, hoặc trồng rừng để bảo vệ môi trường.

Sử dụng tiết kiệm và tăng giá trị của đất

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ quy hoạch sử dụng đất các cấp và quy hoạch các ngành liên quan đến sử dụng đất như: quy hoạch phát triển các đô thị; trung tâm cụm xã; các khu dân cư nông thôn; khu, cụm công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn của vùng.

- Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông, gắn sản xuất với chế biến sản phẩm nông thôn của vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới, đồng thời đất đó giao khi hết hạn sử dụng xong phải thu hồi kịp thời.

Áp dụng quy trình canh tác nông nghiệp bền vững

Trong các hệ thống sử dụng đất, việc kết hợp hợp lý các tính đa dạng sinh học (bao gồm: đa dạng về nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái) trong canh tác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho một nền nông nghiệp bền vững. Những loại hình canh tác như: nông - lâm nghiệp kết hợp; vườn - ao chuồng (VAC); canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc (sloping agricultural land technology - SALT); vườn rừng, làng sinh thái... là những ví dụđiển hình của nền nông nghiệp phát triển bền vững. Tất cả các loại hình sản xuất này tuy có khác nhau về hợp phần, nhưng có cái chung là lấy đa dạng sinh học và cấu trúc nông - lâm kết hợp làm nòng cốt. Nông - lâm kết hợp là tên gọi của các hệ thống sử dụng đất mà trong đó, việc gieo trồng và quản lý có suy nghĩ và khôn khéo những cây trồng lâu năm (cây rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả) trong sự phối hợp hài hoà, hợp lý với những cây

thống bền vững về mặt tài nguyên - sinh thái; kinh tế - xã hội và môi trường. Như vậy, nông - lâm kết hợp là một phương thức tiếp cận để sử dụng đất bền vững, rất phù hợp với việc quản lý đất đai vùng đồi núi, vốn có nhiều các yếu tố giới hạn cho canh tác

Các giải pháp ưu tiên đối với từng khu vực

- Đối với khu vực đô thị nhất thiết phải có công trình xử lý nước thải, chất thải để không làm ô nhiếm môi trường đất các khu vực dân cư nội thành và ngoại thành.

- Đối với vùng ven biển cần xây dựng các đê bao bảo vệ và hệ thống bờ vùng, bờ thửa vững chắc để tránh xâm nhập và lây lan phèn, mặn, đặc biệt vào mùa mưa bão. Hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, đảm bảo đủ nước ngọt cho sản xuất và để thau chua rửa mặn. Quy hoạch sử dụng hợp lý và có hiệu quả vùng đất ngập nước ven biển gắn với bảo vệ môi trường; đặc biệt lưu ý bảo vệ vùng rừng ngập mặn.

- Đối với vùng đồng bằng nông thôn cần ưu tiên phòng ngừa úng ngập, sạt lở đất; tăng cường hỗ trợ thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn; gia tăng sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch.

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)