3. Tổ chức thực hiện Đ MC
3.6. Phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn
Thuật ngữ “phân tích các phương án lựa chọn (alternative analysis)” được hiểu là quá trình trong đó một số phương án khác nhau được nhận dạng và sàng lọc để đánh giá khả năng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của từng phương án. Trong đánh giá tác động môi trường, phân tích các phương án lựa chọn là sự xem xét, đánh giá một cách trung thực các phương án khác nhau nhằm lựa chọn phương án thực hiện dự án có ít tác động bất lợi nhất đối với môi trường.
Đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, 3 phương án sau đây được lựa chọn để phân tích đánh giá tác động môi trường:
- Phương án “không”: không thực hiện quy hoạch, tuy nhiên vẫn xảy ra tác động môi trường từ việc sử dụng đất hiện hữu và từ các nguồn mới phát triển không theo quy hoạch.
- Phương án 1: thực hiện quy hoạch nhưng không có nội dung quy hoạch sử dụng đất cho xử lý chất thải tập trung (khu xử lý nước thải đô thị, khu xử lý chất thải sinh hoạt, khu xử lý chất thải công nghiệp).
- Phương án 2: thực hiện quy hoạch, trong đó có quy hoạch chi tiết sử dụng đất cho trồng cây xanh đô thị và khu dân cư, hệ thống thoát nước và xử lý chất thải tập trung.
Phân tích và đánh giá từng phương án được thực hiện bằng cách cho điểm các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đưa ra trong bảng 3.3. Thang điểm được tính như sau:
• Điểm âm (-) chỉ tác động bất lợi; điểm dương (+) chỉ tác động tích cực
• Điểm 0: không tác động
• Điểm 2: tác động (bất lợi hoặc tích cực) trung bình
• Điểm 3: tác động (bất lợi hoặc tích cực) mạnh
Kết quả phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộđến 2010 được trình bày trong bảng 3.6
Bảng 3.6. Kết quả phân tích tác động môi trường của các phương án lựa chọn đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộđến 2010
TT Tiêu chí Phương án “không” Phương án 1 Phương án 2
1 Thay đổi kết cấu đất - 2 - 2 - 2
2 Ô nhiễm đất - 3 - 3 - 1
3 Suy giảm nguồn nước mặt và thay đổi chếđộ thuỷ văn
- 3 - 3 -1
4 Suy giảm nguồn nước ngầm
- 3 - 2 - 1
5 Ô nhiễm không khí - 2 - 2 - 1
6 Suy giảm đa dạng sinh học - 3 - 2 - 1
7 Ô nhiễm môi trường biển - 2 - 2 - 1
8 Biến đổi khí hậu - 2 - 2 - 1
9 Sức khoẻ cộng đồng - 3 - 1 + 1
10 Phát triển kinh tế-xã hội - 1 + 1 + 3
Cộng điểm - 24 - 18 - 5
Ghi chú: Kết quả phân tích, đánh giá chưa tính đến việc khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất sẽ áp dụng các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động bất lợi đối với môi trường đưa ra trong Chương 5.
1. Phương án “không” tiếp tục xu thế chuyển đổi mục đích sử dụng đất không có cơ sở khoa học vì mục tiêu phát triển bền vững. Quỹđất cho nông nghiệp bị thu hẹp, đẩy nhanh quá trình thoái hoá. Nguồn nước mặt và nước ngầm bị khai thác quá mức. Khu dân cư xen kẽ khu công nghiệp dẫn tới chất lượng môi trường không khí suy giảm nghiêm trọng, Hậu quả là sức khoẻ cộng đồng suy giảm, mất cân bằng sinh thái, phát triển kinh tế-xã hội không bền vững (điểm phát triển kinh tế-xã hội là: -1)
2. Phương án 1 không có quy hoạch sử dụng đất cho xử lý chất thải (nước thải, chất thải rắn) tập trung. Hậu quả là nước thải đô thị sẽ là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; bãi chôn lấp không được bố trí đất hoặc không được quy hoạch đúng vị trí, gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. Phát triển kinh tế-xã hội vì thế kém bền vững.
3. Phương án 2 có quy hoạch bố trí đất hợp lý cho khu xử lý nước thải tập trung và bãi chôn lấp chất thải, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị và khu dân cư. Vì thế nước thải được xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải xuống nguồn tiếp nhận; rác thải được chôn lấp và xử lý hợp vệ sinh, giảm thiểu thải nước rỉ rác và khí thải bãi rác. Kinh tế - xã hội phát triển bền vững
3.7. Tổng hợp xu thế biến đổi chung của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế–xã hội VKTTĐ Bắc bộ khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất