Biến đổi kết cấu đất

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 62 - 65)

3. Tổ chức thực hiện Đ MC

3.4.1.Biến đổi kết cấu đất

Kết cấu đất hay còn gọi là tính chất vật lý của đất bao gồm các tính chất như: cấu trúc, tỷ trọng, độ xốp và tính chất hút nước. Kết cấu đất bị thay đổi chủ yếu do quá trình khai thác khoáng sản, canh tác nông nghiệp (trồng trọt, bón phân, tưới tiêu cải tạo đất) cũng như do chuyển đổi sử dụng đất cho các mục đích khác. Theo quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, việc chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: chủ yếu liên quan (có cả giảm đi và tăng thêm) đến đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng và đất nuôi trồng thuỷ sản;

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: chủ yếu liên quan (có cả giảm đi và tăng thêm) đến đất nông nghiệp, đất cát và rừng ngập mặn ven biển;

- Đất ở: tăng thêm từđất nông nghiệp ven đô;

- Đất công nghiệp: chủ yếu tăng thêm từđất gò đồi, đất nông nghiệp bạc màu; và

- Đất giao thông và đất thuỷ lợi: tuỳ theo quy hoạch phát triển phục vụ giao thông và tưới tiêu mà lấy thêm đất, không kể là đất loại gì.

Như vậy, cùng với việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nêu trên sẽ kéo theo sự biến đổi mạnh mẽ kết cấu đất, gây ra các hậu quả sau đây:

Xói mòn và lởđất

Trong quá trình thực hiện quy hoạch có thể xuất hiện những tác động đến hoạt động kiến tạo, ảnh hưởng đến các vết đứt gãy ở các khu vực nghiên cứu và những vùng lân cận. Những hoạt động này bao gồm:

•Hoạt động của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản làm thay đổi địa mạo, gây xói lởđất.

Trong VKKTĐ Bắc bô, hoạt động khai thác khoáng sản chủ yếu là khai thác than và đá vôi ở Quảng Ninh; đá vôi ở Hải Phòng và Hải Dương; sét chịu lửa ở Hải Dương; cát xây dựng ở hầu khắp các tỉnh; và nước khoáng ở Hải Dương, Hà Tây, Quảng Ninh. Ngoài ra phải kể đến việc khai thác sét làm gạch ngói diễn ra ở tất cả các tỉnh. Tất cả các hoạt động khai thác khoáng sản kể trên đều là hoạt động hiện hữu và trong quy hoạch sử dụng đất cũng không có đề xuất hoạt động mới.

•Việc khai thác rừng không hợp lý có thể làm mất lớp che phủđất, gây xói mòn, rửa trôi.

Thực tế trong quy hoạch sử dụng đất, phát triển lâm nghiệp bền vững được nhấn mạnh, đặc biệt quy hoạch đến 2010 chú trọng sử dụng đất trống đồi núi trọc, đất cát, bãi bồi ven biển vào phát triển rừng. Điều đó có tác dụng cải thiện kết cấu đất, giảm rửa trôi, xói mòn, sụt lở đất. Tuy nhiên, việc khai thác rừng nếu không hợp lý lại cho tác dụng ngược lại, dù chỉ có tính cục bộ và chỉ trong thời gian khi cây trồng mới chưa đạt độ che phủ cần thiết để giữđất.

Tương tự, việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên đất dốc nếu không có biện pháp canh tác hợp lý sẽđẩy nhanh quá trình rửa trôi, xói mòn (theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 sẽ khai hoang 56.656 ha từđất chưa sử dụng để phát triển nông nghiệp). Việc phá rừng ngập mặn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản dẫn tới nguy cơ sụt lở bờ biển.

•Hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống cáp ngầm điện và bưu chính viễn thông, hệ thống thủy lợi) làm thay đổi kết cấu tầng đất mặt, gây sụt lở, xói mòn đất, đặc biệt ở khu vực ven sông.

Hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật gắn liền với việc phát triển đô thị, công nghiệp và nông thôn. Theo quy hoạch đến năm 2010, sẽ triển khai hệ thống

một loạt quốc lộ; nâng cấp và mở rộng mạng lưới đường tỉnh, đường huyện; hoàn thiện hệ thống đường sắt (bao gồm cả xây mới), Việc phát triển công nghiệp, đô thị, khu dân cư nông thôn sẽ kéo theo phát triển hệ thống cáp ngầm, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống thuỷ lợi. Tất cả các hoạt động này sẽ làm xáo trộn tầng đất bề mặt, phá vỡ kết cấu đất, dẫn tới nguy cơ sạt lở, sụt lún đất.

•Khai thác quá mức nguồn nước ngầm phục vụ phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản cũng là nguyên nhân gây sụt lún, lở và nứt đất.

Hoang hoá, bạc màu (suy kiệt các chất hữu cơ và tổng nitơ)

Đi kèm với hiện tượng xói mòn, sạt lởđất là hiện tượng rửa trôi, làm suy thoái chất lượng đất. Ngoài ra đất bị thoái hoá, bạc màu còn do các nguyên nhân sau đây:

•Chuyển đổi đất nông nghiệp, đất ngập mặn sang nuôi trồng thuỷ sản.

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản trong vùng sẽ tăng thêm 26.011 ha, trong đó: tăng từđất trồng lúa là 10.308 ha, đất lâm nghiệp 74 ha, đất làm muối 63 ha, các loại đất nông nghiệp còn lại 1.637 ha. Sau khi sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, đất sẽ bị thay đổi tính chất hoá lý, suy kiệt các chất hữu cơ và tổng ni tơ.

•Phát triển sản xuất nông nghiệp kèm theo tăng sử dụng hoá chất.

Hiện nay, canh tác trong nông nghiệp không thể tách rời việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng. Các nghiên cứu thổ nhưỡng đã cảnh báo dấu hiệu suy thoái chất lượng đất do dùng qua mức hoá chất trong nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy hoạch thì VKTTĐ Bắc bộ sẽ theo xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp, vì vậy nguy cơ xuất hiện vấn nạn hoang hoá đất do phát triển nông nghiệp là không lớn, mặc dù vậy vẫn cần kiểm soát chặt chẽ tại các vùng đất nông nghiệp (khoảng 460.000 ha năm 2010 và 413.190 ha năm 2020).

•Đất hoàn trả sau khai thác khoáng sản (kể cả làm gạch ngói) và sau các hoạt động công nghiệp khác (kể cảđóng cửa bãi chôn lấp rác thải).

Nhìn chung, đất hoàn trả sau khi sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp thường bị phá huỷ tính chất hoá lý, cần nhiều công sức phục hồi và cải tạo cho mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 62 - 65)