3. Tổ chức thực hiện Đ MC
2.1.2. Điều kiện khí tượng thuỷ văn
Đặc điểm khí hậu
VKTTĐ Bắc bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm nhiều mưa, mùa đông lạnh và khô.
Chếđộ khí hậu của VKTTĐ Bắc bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông mà trực tiếp là ảnh hưởng của Vịnh Bắc bộ (với diện tích khoảng 150,000 km2), thể hiện ở 3 lĩnh vực chủ yếu là: giảm nóng mùa hè, giảm lạnh mùa đông; tạo ra các dạng thời tiết khí hậu đặc sắc như sương mù và thời tiết ẩm ướt và ấm trong mùa đông lạnh khô; tạo ra một chếđộ mưa phong phú quanh năm.
Trung bình tháng của các yếu tố nhiệt độ không khí (nhiệt độ trung bình, trung bình thấp nhất, trung bình cao nhất) đạt giá trị cực tiểu vào tháng 1, cực đại vào tháng 7. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.400 – 2.000 mm và phân bố theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84,3%, độ ẩm trung bình tối đa là 92%, độ ẩm trung bình tối thiểu là 78%. Tháng có độẩm cao nhất là tháng 2: 85%; tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12: 69%.
Vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau (mùa đông) và gió mùa Đông Nam trong suốt thời gian còn
Bình quân hàng năm có từ 2 - 3 trận bão hoặc áp thấp nhiệt đới trực tiếp đi qua. Cùng với bão, áp thấp nhiệt đới là mưa to, gió lớn gây thiệt hại hoa màu, tài sản và dẫn tới úng lụt cục bộ.
Đặc điểm thuỷ văn
VKTTĐ Bắc bộ có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ mạng lưới sông từ 1 – 1,3 km/km2. Trong vùng có 2 hệ thống sông chính là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho toàn vùng. Đặc biệt, hệ thống sông Thái Bình và các phân lưu nằm trọn vẹn trong VKTTĐ Bắc bộ, hàng năm cung cấp cho vùng một lượng nước 35 – 45 tỷ m3, trong đó có 3/4 là lượng nước của sông Hồng chuyển qua sông Đuống và sông Luộc. Riêng khu vực tỉnh Quảng Ninh do đặc điểm cấu tạo địa hình đồi núi cao, sát biển, hầu hết các sông trong tỉnh có lưu vực nhỏ, độ dốc lớn, tổng lượng nước sông hàng năm không lớn, thường cạn kiệt về mùa khô nên nguồn nước mặt ở Quảng Ninh kém phong phú.
Sông Hồng: có chiều dài 1126 km (tính từ thượng nguồn sông Thao), diện tích lưu vực 143.000 km2, khoảng ½ độ dài và trên 1/2 diện tích lưu vực thuộc địa phận nước ta. Sông Hồng là hợp lưu của 3 con sông là sông Đà, sông Lô và sông Thao tại Việt Trì. Lượng dòng chảy năm của sông Hồng vào khoảng 112.109 m3 (gần 2/3 số đó được tập trung từ lưu vực nội địa), ứng với lưu lượng trung bình năm là 3560 m3/s, trong đó phần do sông Đà đóng góp là 53,4.109m3 (chiếm 48%), do sông Lô đóng góp là 32,6.109m3 (chiếm 30%), do sông Thao đóng góp là 24,3.109m3 (chiếm 22%). Đến Hà Nội, sông Hồng phân ly theo sông Đuống, đưa khoảng 28 đến 30% lưu lượng nước sang sông Thái Bình, sau đó sông Hồng tiếp tục phân lưu thành nhiều nhánh ở hạ lưu, đưa nước ra biển Đông qua các cửa Ba Lạt, cửa Trà Lý, cửa Đáy và cửa Lạch Giang.
Sông Thái Bình: bao gồm 3 phụ lưu chính là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam, diện tích lưu vực sông tính đến Phả Lại là 12.680 km2. Hàng năm sông Thái Bình nhận từ sông Hồng 32,6% tổng lượng nước ở Sơn Tây qua sông Đuống và sông Luộc. Sông Đuống chảy vào sôgn Thái Bình ở gần Phả Lại, cách chỗ hợp lưu của các sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam với sông Thái Bình.
Chếđộ thuỷ văn của vùng bị chi phối bởi 3 yếu tố:
- Chếđộ thủy triều biển Đông: là chế độ nhật chiều với biên độ triều bình quân từ 0 -4 m. Vào mừa hạ, chếđộ mưa nội vùng lớn, nguồn nước từ thượng nguồn
sông Hồng đổ dồn về hạ lưuu khiến cho mực nước sông Hồng dâng cao, khi đổ ra biển lại gập thuỷ triều dâng, đây là một trong những nguyên nhân tạo nên chếđộ thủy văn khá phức tạp của vùng.
- Chế độ thủy văn sông Hồng: chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do có lưu vực lớn nên vào những tháng có lượng mưa nhiều, nước sông chảy xiết gây xói lở và lụt lội khu vực ngoài đê. Lũ sông Hồng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 sông: sông Đà, sông Lô, sông Thao. Khi lũ của 3 sông này gặp nhau thì sông Hồng sẽ có các ngọn lũ lớn đột xuất
- Chế độ thuỷ văn sông Thái Bình: chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ thuỷ văn sông Hồng nhưng cũng có những nét rất khác biệt với sông Hồng, mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa cạn nước sông Thái Bình xuống rất thấp, ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh và hiện tượng dòng nước chảy ngược lại khi triều cường rõ rệt hơn ở sông Hồng. Trên sông Cầu thủy triều ảnh hưởng tới Đáp Cầu, trên sông Thương tới phủ Lạng Thương và trên sông Lục Nam tới Lầm. Mùa lũ sông Thái Bình đóng vai trò tiêu nước rất quan trọng cho sông Hồng.