Nhận xét chung

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 52)

3. Tổ chức thực hiện Đ MC

2.3. Nhận xét chung

VKTTĐ Bắc bộ có vị trí địa lý thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lao động dồi dào, vì vậy có rất nhiều thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và đô thị. Tuy nhiên, đây là vùng có quỹđất theo đầu người thấp nhất cả nước, khí hậu tương đối khắc nghiệt, hàng năm thường có bão, lụt gây khó khăn cho sản xuất; đồng thời ô nhiễm môi trường và nguy cơ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên do phát triển “nóng” đang là những khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển của vùng.

VKTTĐ Bắc bộ là một trong ba VKTTĐ quan trọng của cả nước, trong đó có Thủđô Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước. Các đô thị trong vùng phát triển nhanh, là địa bàn thu hút nhiều KCN, tạo ra cục diện mới cho tăng trưởng và giao thương quốc tế. Cơ cấu kinh tế trong vùng đã có bước chuyển dịch quan trọng, nhất là khu vực công nghiệp và dịch vụ.Tuy nhiên, việc thiếu phối hợp, gắn kết quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giữa các địa phương cũng như việc không gắn kết phát triển

kinh tế với bảo vệ môi trường đã bộc lộ những bất cập ngày càng rõ trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Những vấn đề môi trường bức bách trong VKTTĐ Bắc bộ liên quan đến hiện trạng bất cập của các hoạt động sử dụng đất là:

- Diện tích đô thị tăng nhanh nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước, giao thông, năng lượng, thông tin…) đều lạc hậu, chấp vá, không chú ý dành đủ quỹ đất để phát triển, không đáp ứng yêu cầu dịch vụ môi trường, dẫn đến làm suy giảm chất lượng môi trường nước, không khí và đất; - Khi quyết định đô thị hoá từ làng xã thành phường, thường chưa xem xét đầy

đủ các tác động môi trường trong quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian đô thị và thiết kế - xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thịđang là nguyên nhân sâu xa của suy thoái môi trường đô thị trong vùng và gây ra các rào cản đối với việc cải thiện môi trường lâu dài đối với cả các khu đô thị mới xây dựng;

- Đô thị hoá và mở rộng đô thịđã làm cho nhiều nhà máy và các KCN trước đây nằm ở ngoại ô thành phố, nay đã lọt vào giữa các khu dân cưđông đúc, dân cư bám sát hàng rào nhà máy và KCN, các nguồn thải ô nhiễm đã tác động trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng;

- Phát triển làng nghề trong khu dân cư nông thôn làm cho ô nhiễm khu vực nông thôn làng nghềđang ở mức báo động; và

- Các khu rừng ngập mặn ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng đã bị suy giảm nghiêm trọng, hàng nghìn ha rừng ngập mặn đã bị tàn phá do lấp biển để phát triển khu đô thị - du lịch, xây dựng các cảng biển mới và phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hậu quả là môi trường biển ven bờ bị ảnh hưởng nghiêm trọng: mất nơi cư trú của các hệ sinh thái, mất vai trò hấp thụ các chất ô nhiễm trong nước và đất.

Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cần rút được những bài học kinh nghiệm từ các tác động của sử dụng đất đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội trong thời gian qua, cụ thể là:

- Việc phát triển nông nghiệp có khả năng dẫn tới tăng cường sử dụng hoá chất, phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng. Hậu quả làm suy thoái chất lượng đất, giảm số lượng nhiều loài sinh vật có ích (giảm đa dạng sinh học), ô nhiễm môi trường nước;

- Việc phát triển các khu đô thị và khu công nghiệp kéo theo phát sinh các nguồn thải nước thải, khí thải và chất thải rắn với tải lượng lớn, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và các hệ sinh thái;

- Việc khai thác các loại tài nguyên có thể dẫn đến ô nhiếm không khí, nguồn nước, phá huỷ rừng, xói mòn và suy thoái đất;

- Các hoạt động nêu trên sẽ gây tác động môi trường tích luỹ, đe doạ thay đổi khí hậu, làm nóng tầng khí quyển trên quy mô rộng;

- Việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, công việc sản xuất kinh doanh và các vấn đề tâm linh đối với một số hộ gia đình; và

- Việc thi công các công trình xây dựng có ảnh hưởng đến các di tích lịch sử - khảo cổ.

Tác động tích cực:

- Sử dụng đất hợp lý sẽ hạn chế việc phá huỷ các hệ sinh thái đặc thù, gìn giữ và phát triển đa dạng sinh học của vùng;

- Khai hoang, phục hoá đất trống kết hợp với áp dụng các kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai sẽ hạn chế việc thoái hoá, xói mòn và sạt lởđất; và - Phân bố sử dụng đất hợp lý, dành quỹđất cho phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật

như khu vực cây xanh, hệ thống thoát nước, khu xử lý tập trung nước thải và rác thải… sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường công nghiệp và cải thiện môi trường khu đô thị.

Chương 3. DỰ BÁO TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

VKTTĐ BẮC BỘ

Như trên đã nêu, mục đích của quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ là thể hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Vì vậy, về tổng thể, các tác động môi trường có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất là các tác động môi trường có thể xảy ra khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong mối liên quan tới việc phân bổ diện tích đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

3.1. Xác định nguồn gây tác động

Trong quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, ngoài nguyên nhân từ hoạt động của các KCN hiện hữu (KCN Nội Bài-Hà Nội, Tiên Sơn-Bắc Ninh, Đình Vũ-Hải Phòng, Phố Nối B-Hưng Yên,…), các khu đô thị hiện nay (Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Đông, Vĩnh Yên,…) và các hoạt động nông nghiệp, thuỷ sản…, môi trường của vùng có thể bị tác động bởi các yếu tố quy hoạch mới, bao gồm:

- Xây dựng các KCN mới như KCN Sóc Sơn (Hà Nội), khu dịch vụ hậu cần cảng-khu công nghiệp Đò Nỗng - Chợ Hỗ (Hải Phòng), KCN tàu thuỷ Cái Lân (Quảng Ninh, KCN Khai Quang (Vĩnh Phúc), khu cộng nghệ cao Hoà Lạc (Hà Tây), KCN Yên Phong II (Bắc Ninh), KCN thị xã Hưng Yên (Hưng Yên);

- Xây dựng các thành phố như: thành phố Hà Đông, thành phố Bắc Ninh, thành phố Hải Dương, thành phố Vĩnh Yên, thành phố Hưng Yên…;

- Phát triển các khu du lịch, các khu dân cư nông thôn; xây dựng các bệnh viện, trạm y tế; khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên (than đá ở Quảng Ninh, đá vôi ở Hải Phòng, xi măng ở Hải Phòng và Quảng Ninh, sét ở Bắc Ninh và Hà Tây, tài nguyên biển ở Hải Phòng và Quảng Ninh, tài nguyên rừng ở phía Tây của vùng);

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: chuyển đất trồng cây hàng năm sang nuôi trồng thuỷ sản; phát triển nuôi tôm trên cát, chuyển đất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp…; và

Nguồn và yếu tố tác động dự báo phát sinh từ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộđược tóm tắt trong

Bảng 3.1. Bảng 3.1. Tóm tắt các nguồn gây tác động TT Nguồn gây tác động Yếu tố tác động 1 Các nguồn đang hoạt động: KCN, đô thị, làng nghề, hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

-Khí thải công nghiệp, giao thông

-Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp (tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản)

-Chất thải rắn công nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt, chất thải nông nghiệp (bao bì phân bón hoá học, thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng,…) -Bệnh tật

2 Phát triển công nghiệp, kể cả phát triển các làng nghề

-Khí thải công nghiệp, giao thông, bụi xây dựng -Nước thải công nghiệp, sinh hoạt

-Chất thải rắn công nghiệp, sinh hoạt -Phá huỷ hệ sinh thái bản địa -Thay đổi mục đích sử dụng đất -Thay đổi cảnh quan -Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương -Bệnh tật 3 Phát triển đô thị, bao gồm phát triển hạ

tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, xử lý chất thải)

-Khí thải giao thông, bụi xây dựng -Nước thải sinh hoạt, dịch vụ

-Chất thải rắn sinh hoạt, bệnh viện -Phá huỷ hệ sinh thái bản địa -Thay đổi mục đích sử dụng đất -Thay đổi cảnh quan

TT Nguồn gây tác động Yếu tố tác động

giáo dục ởđịa phương -Bệnh tật

4 Phát triển du lịch -Khí thải giao thông

-Nước thải sinh hoạt, dịch vụ

-Chất thải rắn sinh hoạt -Phá huỷ hệ sinh thái bản địa -Thay đổi mục đích sử dụng đất -Thay đổi cảnh quan

-Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm, văn hoá, giáo dục ởđịa phương

5 Phát triển nông thôn, bao gồm phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và khu dân cư

-Khí thải đun nấu

-Nước thải sinh hoạt, bệnh viện -Chất thải rắn nông nghiệp, sinh hoạt -Phát triển hạ tầng kỹ thuật

6 Khai thác tài nguyên, bao gồm tài nguyên nước, khoáng sản, biển

-Phá vỡ cảnh quan -Phá huỷ hệ sinh thái -Khí thải, nước thải và chất thải từ các hoạt động khai thác -Thay đổi số lượng và cơ cấu việc làm ở địa phương -Bệnh tật 7 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất -Phá vỡ cảnh quan -Phá huỷ hệ sinh thái -Thay đổi các yếu tố vi khí hậu -Phá huỷ kết cấu đất -Thay đổi cơ cấu việc làm, văn hoá, lối sống

TT Nguồn gây tác động Yếu tố tác động 8 Tác động tích luỹ -Khí thải -Nước thải -Chất thải rắn -Thay đổi các yếu tố vi khí hậu -Phá huỷ hệ sinh thái -Phá huỷ kết cấu đất -Thay đổi cơ cấu việc làm

-Thay đổi nền tảng văn hoá, giáo dục, nếp sống -Thay đổi cơ cấu bệnh tật

3.2. Xác định đối tượng và quy mô chịu tác động

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ được thực hiện trong một không gian rộng lớn và trong một khoảng thời gian dài, vì vậy có tác động đến nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Bảng 3.2 chỉ ra đối tượng và quy mô chịu tác động môi trường từ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ.

Bảng 3.2. Dự kiến đối tượng và quy mô chịu tác động môi trường từ quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ

Quy mô tác động

Giai đon xây dng Giai đon hot động

TT Đối tượng chịu tác động

Mức độ Phạm vi Thời gian Mức độ Phạm vi Thời gian

1 Các yếu tố vi khí hậu - cục bộ ngắn - - cục bộ ngắn 2 Chếđộ thuỷ văn - - cục bộ ngắn - - rộng Dài 3 Môi trường không khí - - cục bộ ngắn - - - rộng ngắn

Quy mô tác động

Giai đon xây dng Giai đon hot động

TT Đối tượng chịu tác động

Mức độ Phạm vi Thời gian Mức độ Phạm vi Thời gian

4 Môi trường nước mặt - cục bộ ngắn - - - rộng ngắn

5 Môi trường biển - - - rộng ngắn

6 Nước ngầm - cục bộ ngắn - - - cục bộ dài 7 Môi trường đất - - - cục bộ ngắn - - cục bộ dài 8 Hệ sinh thái trên cạn - - - cục bộ ngắn - - cục bộ ngắn 9 Hệ sinh thái dưới nước - cục bộ ngắn - - - cục bộ ngắn

10 Hiệu ứng nhà kính - - - rộng dài

11 Cảnh quan, di sản thiên nhiên, di tích văn hoá- lịch sử

- - cục bộ ngắn + cục bộ dài

12 Phát triển kinh tế xã hội + + + rộng dài

13 Đời sống dân cư - - - cục bộ ngắn + + + rộng dài

14 Việc làm + + cục bộ ngắn + + + rộng dài

15 Văn hoá, giáo dục* - cục bộ ngắn + + rộng dài 16 Sức khoẻ cộng đồng* - - cục bộ ngắn - cục bộ dài**

* có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực, vì vậy dự báo mức độ mang tính tương đối (bù trừ các tác động)

** sức khoẻ cộng đồng bịảnh hưởng ở cả quy mô ngắn lẫn quy mô lâu dài Ghi chú:

Tác động tích cực Tác động tiêu cực + + + mạnh - - - mạnh

+ + vừa - - vừa + nhỏ - nhỏ không rõ không rõ

3.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá tác động môi trường

Việc xác định các chỉ số môi trường được sử dụng trong ĐTM (thường được gọi là “tiêu chí đánh giá tác động môi trường”) có một ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong ĐMC, khi dự án là một chương trình/kế hoạch/quy hoạch bao gồm nhiều hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, xảy ra trong một không gian rộng lớn và trong một thời gian dài. Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường sẽ giúp cung cấp các câu trả lời cho câu hỏi về những thay đổi môi trường sẽ xảy ra và tính bền vững của dự án; đồng thời sẽ giúp giải thích về những quyết định nào và hậu quả của các quyết định này. Việc xác định đúng các tiêu chí đánh giá tác động môi trường sẽ giúp thực hiện thành công ĐMC và giúp đề xuất được những khuyến nghị có ích cho việc ra quyết định. Đồng thời những tiêu chí này cũng sẽ được sử dụng trong chương trình quan trắc và giám sát môi trường khi thực hiện quy hoạch.

Dựa trên phân tích nội dung Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 VKTTĐ Bắc bộ và đánh giá hiện trạng môi trường toàn vùng có thểđưa ra bộ tiêu chí đánh giá tác động như sau:

Bảng 3.3. Các tiêu chí đánh giá tác động môi trường đối với Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ

TT Tiêu chí Chỉ số

1 Thay đổi kết cấu đất - Xói mòn, lở đất, hoang hoá (suy kiệt các chất hữu cơ và tổng N)

2 Ô nhiễm đất - Nhiễm dầu mỡ; tích luỹ kim loại nặng, thuốc BVTV và các chất hữu cơ khó phân huỷ; nhiễm phèn và nhiễm mặn 3 Suy giảm nguồn nước mặt

và thay đổi chế độ thuỷ

- pH, COD, BOD, SS - Phì dưỡng

TT Tiêu chí Chỉ số

văn - Suy kiệt nguồn nước, nhiễm mặn 4 Suy giảm nguồn nước

ngầm

- Nitrate, các chất hữu cơ khó phân huỷ, coliform - As và các kim loại khác

- Nhiễm mặn

- Sụt giảm trữ lượng

5 Ô nhiễm không khí - Bụi, mùi, PM10, SO2, NOx,CO - Độồn, rung

- Bức xạ nhiệt 6 Suy giảm đa dạng sinh

học

- Mất thảm thực vật

- Giảm số loài và số lượng sinh vật - Xuất hiện sinh vật ngoại lai 7 Ô nhiễm môi trường biển - Trầm tích cửa sông

- Chất lượng nước biển ven bờ và hiện tượng “thuỷ triều đỏ

8 Biến đổi khí hậu - Tích luỹ khí thải nhà kính

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)