3. Tổ chức thực hiện Đ MC
3.4.6. Suy giảm đa dạng sinh họ c
Nhiều hoạt động thay đổi phương thức sử dụng đất diễn ra trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất như tăng hoặc giảm đất nông nghiệp, xây dựng khu dân cư mới, đô thị hoá, xây dựng KCN …, đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đa dạng sinh học.
Sử dụng đất, đặc biệt là các hoạt động khai thác đất quá mức, là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tác động mạnh mẽ tới hệ sinh thái trên cạn, thể hiện trước hết ở việc mất hoặc thay đổi môi trường sinh sống và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Các hoạt động sử dụng đất có thể thay đổi sự đa dạng của các loại thực vật che phủđất hoặc làm mất sự liên tục của lớp phủ thực vật, hoặc làm xuất hiện các loại lớp phủ mới xen kẽ (kết quả của việc hồi phục thảm thực vật sau giai đoạn xây dựng), điều đó dường như làm tăng tính đa dạng nhưng thực tế lại phá vỡ cân bằng về môi trường sống của các sinh vật bản địa.
Ánh hưởng của thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến hệ thuỷ sinh là ảnh hưởng gián tiếp, là mối quan hệ nguyên nhân-hệ quả giữa quy hoạch sử dụng đất và chất lượng nước. Riêng hoạt động phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển có ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Đánh giá và dự báo tác động của thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến đa dạng sinh học rất phức tạp, đòi hỏi có nghiên cứu và theo dõi lâu dài. Đánh giá sơ bộđầu tiên về ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ có thể đưa ra là tất cả các khu bảo tồn thiên nhiên (khoảng 57.880 ha) đều được quy hoạch phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch, do đó hệ sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên này có khả năng được hồi phục và phát triển.