3. Tổ chức thực hiện Đ MC
4.1.3. Nguồn tài liệu về hiện trạng và dự báo điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh
kinh tế xã hội VKTTĐ Bắc bộ
1. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, PGS.TS. Lê Trình, TS. Nguyễn Quỳnh Hương – Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản Xây dựng, 2004 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường – Báo cáo môi trường 2006
4.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC 4.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng
Các phương pháp sau đây được áp dụng trong quá trình ĐMC:
- Các phương pháp ĐTM truyền thống: thống kê, ma trận, mạng lưới, so sánh tương tự, phân tích kịch bản và chồng chập.
- Các phương pháp đánh giá chính sách và quy hoạch: phân tích xu hướng và ngoại suy, phân tích đa tiêu chí.
- Các phương pháp đặc biệt: kết hợp kiến thức chuyên gia và kinh nghiệm thực tế từ các lĩnh vực khác nhau (chính sách, xã hội, kinh tế, môi trường,…)
4.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp
Trong quá trình thực hiện ĐMC quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, các phương pháp ĐTM truyền thống đều đã được áp dụng. Các dự án thông thường (không phải là quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch) đều cung cấp các số liệu cụ thể về nguyên liệu, sản phẩm, công nghệ và dòng thải, vì vậy áp dụng các phương pháp truyền thống thường cho kết quả dự báo định lượng và có độ tin cậy cao. Trong khi đó, do tính chất của các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch ở tầm vĩ mô, các số liệu đưa ra không đủ cụ thể và chi tiết, việc áp dụng các phương pháp truyền thống thường chỉ cho kết quả định tính. Đểđánh giá được cả những tác động gián tiếp, tác động tích luỹ và tác động tương hỗ (còn gọi là tác động khu vực) cần phải áp dụng các phương pháp đánh giá đặc thù áp dụng đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (còn gọi là phương pháp đánh giá chiến lược). Có thểđánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp áp dụng trong ĐMC này như sau:
• Phương pháp liệt kê:các bảng liệt kê được sử dụng dựa trên việc xác định các hoạt động và nguồn nhạy cảm môi trường để xác định các tác động trực tiếp, và một số tác động gián tiếp và tác động tích lũy. Phương pháp này
giúp bao quát được hết các tác động có thể xảy ra, nhưng không đủ dữ liệu để so sánh tầm quan trọng của từng tác động.
• Phương pháp ma trận: tương tự như các bảng liệt kê, ma trận được sử dụng để ước tính ở mức độ nào đó các tác động từ các hoạt động của một dự án lên một nguồn, tuy nhiên cũng chỉ mang tính
• Phương pháp phân tích mạng lưới: dựa vào khái niệm về các tác động có tính liên kết và tác động tương hỗ với các yếu tố môi trường riêng biệt. Phương pháp này có thể áp dụng tốt để xem xét các tác động gián tiếp và tác động tương hỗ, tuy nhiên chỉ mang tính định tính, không xác định được quy mô tác động hay mối tương quan của chúng.
• Phân tích xu hướng và ngoại suy: xác định nguyên nhân và các hậu quả trong quá khứ để dự báo các tác động từ các hoạt động trong tương lai. Phương pháp này còn được gọi là “hồi cứu quá khứ - dự báo tương lai”, có nghĩa là hồi cứu các số liệu về trạng thái và xu thế diễn biến môi trường quá khứ trên cơ sở dữ liệu của hệ thống quan trắc (monitoring) môi trường để dự báo trạng thái môi trường trong tương lai.. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có dữ liệu quá khứ với thời gian đủ dài. Ở nước ta cơ sở dữ liệu của hệ thống monitoring mới được tích luỹ trong những năm gần đây và chủ yếu là dữ liệu về trạng thái môi trường đô thị và khu công nghiệp. Vì vậy, khi áp dụng đối với dự án quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ các dự báo đưa ra chỉ có tính định tính.vì số liệu và thông tin trong quá khưa không đầy đủ và không phù hợp với mục tiêu đánh giá tác động của việc sử dụng đất.
• Phương pháp “so sánh tương tự”: dự báo trạng thái môi trường bằng cách so sánh tương tự là phương pháp đơn giản nhất và vì vậy kết quả dự báo theo phương pháp này được cho là có độ tin cậy thấp. Phương pháp này dựa trên các kết quả ĐMC các quy hoạch sử dụng đất ở nước ngoài để so sánh và áp dụng dự báo đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ. Trong hoàn cảnh ĐMC mới bắt đầu được áp dụng ở nước ta và chưa có một ĐMC nào được thực hiện đối với quy hoạch sử dụng đất, phương pháp đóng vai trò quan trọng khi kết hợp với các phương pháp đánh giá chính sách và quy hoạch khác.
• Phân tích đa tiêu chí: đánh giá các phương án thay thế dựa trên một số tiêu chí và kết hợp các đánh giá riêng rẽ vào trong một đánh giá tổng thể, được
phương án đề xuất. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là việc cho điểm số đánh giá còn mang tính chủ quan (ảnh hưởng bởi nhận thức của người thực hiện phương pháp), vì thế có thể không chính xác.
• Đánh giá của tập thể chuyên gia: trong điều kiện ở nước ta hiện nay, phương pháp kết hợp kiến thức chuyên gi có kinh nghiệm thực tế từ các lĩnh vực khác nhau (chính sách, xã hội, kinh tế, môi trường,…) được sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành. Vì vậy, đây cũng là phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình ĐMC quy hoạch sửđất VKTTĐ Bắc bộ.
4.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quảđánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ
Như trên đã nói, do tính chất vĩ mô của quy hoạch và do hiện tại nước ta còn thiếu các dữ liệu cơ sở, các kết quảđánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ chủ yếu là định tính. Tuy nhiên,do các kết quả này được phân tích, đánh giá bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và quản lý trong lĩnh vực môi trường và sử dụng đất nên các dự báo tác động môi trường xảy ra khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ đưa ra trong báo cáo này vẫn có cơ sở khoa học và đáng tin cậy. So sánh với một số nghiên cứu điển hình ở nước ngoài, nói chung ở giai đoạn thẩm định quy hoạch sử dụng đất, các ĐMC cũng chỉ dừng ở mức độ định tính, sau đó trong quá trình thực hiện sẽ có những nghiên cứu “tiếp tục ĐMC” (SEA follow-up) để kiểm chứng và cụ thể hoá các dự báo xu thế biến đổi môi trường đã đưa ra.
Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TỔNG THỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VKTTĐ BẮC BỘ
5.1. Phương hướng chung
Phương hướng chung giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ bao gồm việc thực hiện lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch phát triển các ngành kinh tế; lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch bảo vệ môi trường; và xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Đây là những giải pháp quản lý vĩ mô, cần được thống nhất chỉ đạo từ cấp Trung ương và được thực hiện trong phạm vi cả nước chứ không chỉ riêng trong VKTTĐ Bắc bộ.
5.1.1 Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế kinh tế
Ngoài quy hoạch tổng thể sử dụng đất cho toàn VKTTĐ Bắc bộ và sau đó là quy hoạch chi tiết có giá trị thực tiễn cao đến cấp xã, cần gắn liền quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ như du lịch, chế biến nông sản, phát triển ngành nghề thủ công… Việc lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành kinh tế sẽ góp phần khẳng định tính khả thi cho các quy hoạch, đồng thời có tác dụng gắn kết các quy hoạch phát triển các ngành kinh tế với nhau.
Thực tế quản lý cho thấy sự phối hợp theo quản lý các ngành kinh tế chiều dọc (từ trên xuống dưới) và chiều ngang (phối hợp quản lý giữa các ngành khác nhau) là thách thức lớn nhất và mang yếu tố quyết định. Thông thường, sự phối hợp theo chiều ngang và chiều dọc đòi hỏi một cam kết mới về chia sẻ quyền lực giữa các ngành. Thực hiện phối hợp theo chiều ngang giữa các ngành có nghĩa là các chức năng khác nhau và tách rời sẽđược điều phối gắn kết và phù hợp với nhau. Sự phối hợp này đòi hỏi các sự hợp tác có thể mới đối với những nhà lãnh đạo của các cơ quan tập trung theo ngành hẹp.
5.1.2. Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch bảo vệ môi trường
Giải pháp tổng hợp quan trọng nhất và có hiệu quả nhất trong bảo vệ môi trường là lồng ghép bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường cho toàn VKTTĐ Bắc bộ, vì vậy cần dựa trên quy hoạch bảo vệ môi trường của các địa phương (nếu có) để xem xét các vấn đề môi trường trong quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộđến 2010 và định hướng đến 2020, cụ thể là:
Xem xét môi trường đối với việc sử dụng đất cho phát triển đô thị
Phát triển đô thịđang là một xu hướng tất yếu của nước ta, đặc biệt ở các VKTTĐ. Theo Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, đến năm 2010 sẽ có 1,42% quỹđất dành cho phát triển đô thị và đến năm 2020 con số này lên tới 1,96%. Để giảm thiểu các vấn đề môi trường, phải coi việc lồng ghép quy hoạch môi trường vào quy hoạch phát triển đô thị là tất yếu và bắt buộc.
Đặc biệt, cần cân nhấc thận trọng việc phát triển các đô thị mới ở vùng đất nông nghiệp, dẫn tới mất đất nông nghiệp, mất việc làm của nông dân, gây xáo trộn nghiệm trọng đời sống xã hội.
Mặt khác, việc phát triển đô thị dọc theo các tuyến quốc lộ cũng cần thiết được tính toán thấu đáo và nghiêm ngặt để loại trừ khả năng “phố hoá” quốc lộ, biến quốc lộ thành đường xuyên qua đô thị mới, gây ra nhiều tác động bất lợi đến môi trường. Việc lấn biển xây dựng các khu đô thị mới và phát triển đô thị ở các hải đảo cũng cần thiết được xem xét, đánh giá nghiêm túc các vấn đề môi trường có liên quan nhằm hạn chế phá huỷ các khu đất ngập nước và khu rừng ngập mặn, dẫn tới sự suy thoái môi trường và tài nguyên thiên nhiên ven biển nếu không có các giải pháp bảo vệ môi trường tương xứng.
Xem xét môi trường đối với sử dụng đất cho phát triển công nghiệp
Theo Quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, đến năm 2010 sẽ có 1,95% quỹđất dành cho phát triển KCN và cụm công nghiệp. Dự kiến đến năm 2020, không kể những KCN đã có hiện nay, toàn vùng sẽ có thêm 22 KCN tập trung và 11 KCN mở rộng, đưa diện tích đát KCN chiếm tới 3,1% quỹ đất. Từ những bài học kinh nghiệm hiện nay cho thấy để không nảy sinh các vấn đề môi trường phức tạp cần thiết phải gắn quy hoạch phát triển từng ngành công nghiệp với quy hoạch phát triển các KCN và lồng ghép quy hoạch môi trường với quy hoạch phát triển công nghiệp.
Cần đặc biệt lưu ý không bố trí đất ở các vùng nhạy cảm (trong khu đô thị, gần khu bảo tồn thiên nhiên…) để phát triển công nghiệp. Việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi các khu dân cư cần được cân nhắc với quy
hoạch phát triển đô thị, tránh tình trạng hình thành các cụm công nghiệp nằm trong khu vực dân cư tương lai.
Thực hiện đánh giá môi trường tích luỹ và tính toán khả năng chịu tải của môi trường làm cơ sở xây dựng quy hoạch sử dụng đất đối với phát triển công nghiệp. Riêng đối với khu vực làng nghề, cần thiết xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề một cách hợp lý, bố trí đất phát triển các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn để di chuyển các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư.
Xem xét môi trường đối với sử dụng đất cho phát triển mạng lưới giao thông
Việc phát triển hệ thống giao thông VKTTĐ Bắc bộ chiếm một tỷ trọng lớn trong quỹđất của VKTTĐ Bắc bộ (dự kiến đến 2020 chiếm 18,6%), đồng thời phân bố rộng khắp từ thành phốđến nông thôn, từ vùng núi đến đồng bằng và ra hải đảo, có tác động rất lớn đến môi trường. Hoạt động giao thông đường bộ và đường thuỷ có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường lớn, đặc biệt là việc phát thải khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh đường giao thông. Vì vậy cần thiết phải xem xét, đánh giá các vấn đề môi trường đối với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông của toàn vùng, làm cơ sở để lựa chọn thiết kế hệ thống đường giao thông sao cho không gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực nhạy cảm.
5.1.3. Xây dựng cơ chế chính sách về sử dụng hợp lý tài nguyên đất
Tổ chức thật tốt việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 từ Trung ương tới cơ sở, trong đó có nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến từng cán bộ quản lý, từng người dân; cải cách triệt để thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. Đưa nội dung nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với đất đai theo phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp đã xây dựng vào thực tiễn.
Có chính sách khuyến khích khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nuôi trồng thuỷ sản trên mặt nước hoang hoá nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng, vừa tăng hiệu quả sử dụng đất, vừa cải tạo đất và cải thiện môi trường. Đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát đảm bảo đất được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và duy trì độ phì nhiêu lâu bền.
Thực hiện chính sách điều hoà dân số và áp lực tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của việc sử dụng đất bền vững. Đổi mới chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để đảm bảo quỹ đất theo quy hoạch cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục-đào tạo, y tế, thể dục thể thao.
Sử dụng đất và bảo vệ môi trường là 2 vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng. Đểổn định và phát triển bền vững, việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường cần trở thành tách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của toàn dân. Vì vậy tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng phải trở thành một phương hướng chung xuyên suốt quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường VKTTĐ Bắc bộ. Các nội dung chính của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng là:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt để các tổ chức, cá nhân sử dụng đất thực hiện theo đúng quy hoạch và pháp luật. Phát huy vai trò tham gia đóng góp và giám sát của nhân dân trong việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện để nông dân dễ dàng thực hiện quyền đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động nhân dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ đất thông qua giáo dục, đào tạo nâng cao kiến thức về công nghệ, quản lý và hướng dẫn thực hiện.