Đánh giám ức độ tin cậy của các phương pháp

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 82 - 84)

3. Tổ chức thực hiện Đ MC

4.2.2. Đánh giám ức độ tin cậy của các phương pháp

Trong quá trình thực hiện ĐMC quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ, các phương pháp ĐTM truyền thống đều đã được áp dụng. Các dự án thông thường (không phải là quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch) đều cung cấp các số liệu cụ thể về nguyên liệu, sản phẩm, công nghệ và dòng thải, vì vậy áp dụng các phương pháp truyền thống thường cho kết quả dự báo định lượng và có độ tin cậy cao. Trong khi đó, do tính chất của các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch ở tầm vĩ mô, các số liệu đưa ra không đủ cụ thể và chi tiết, việc áp dụng các phương pháp truyền thống thường chỉ cho kết quả định tính. Đểđánh giá được cả những tác động gián tiếp, tác động tích luỹ và tác động tương hỗ (còn gọi là tác động khu vực) cần phải áp dụng các phương pháp đánh giá đặc thù áp dụng đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (còn gọi là phương pháp đánh giá chiến lược). Có thểđánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp áp dụng trong ĐMC này như sau:

• Phương pháp liệt kê:các bảng liệt kê được sử dụng dựa trên việc xác định các hoạt động và nguồn nhạy cảm môi trường để xác định các tác động trực tiếp, và một số tác động gián tiếp và tác động tích lũy. Phương pháp này

giúp bao quát được hết các tác động có thể xảy ra, nhưng không đủ dữ liệu để so sánh tầm quan trọng của từng tác động.

• Phương pháp ma trận: tương tự như các bảng liệt kê, ma trận được sử dụng để ước tính ở mức độ nào đó các tác động từ các hoạt động của một dự án lên một nguồn, tuy nhiên cũng chỉ mang tính

• Phương pháp phân tích mạng lưới: dựa vào khái niệm về các tác động có tính liên kết và tác động tương hỗ với các yếu tố môi trường riêng biệt. Phương pháp này có thể áp dụng tốt để xem xét các tác động gián tiếp và tác động tương hỗ, tuy nhiên chỉ mang tính định tính, không xác định được quy mô tác động hay mối tương quan của chúng.

• Phân tích xu hướng và ngoại suy: xác định nguyên nhân và các hậu quả trong quá khứ để dự báo các tác động từ các hoạt động trong tương lai. Phương pháp này còn được gọi là “hồi cứu quá khứ - dự báo tương lai”, có nghĩa là hồi cứu các số liệu về trạng thái và xu thế diễn biến môi trường quá khứ trên cơ sở dữ liệu của hệ thống quan trắc (monitoring) môi trường để dự báo trạng thái môi trường trong tương lai.. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có dữ liệu quá khứ với thời gian đủ dài. Ở nước ta cơ sở dữ liệu của hệ thống monitoring mới được tích luỹ trong những năm gần đây và chủ yếu là dữ liệu về trạng thái môi trường đô thị và khu công nghiệp. Vì vậy, khi áp dụng đối với dự án quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ các dự báo đưa ra chỉ có tính định tính.vì số liệu và thông tin trong quá khưa không đầy đủ và không phù hợp với mục tiêu đánh giá tác động của việc sử dụng đất.

• Phương pháp “so sánh tương tự”: dự báo trạng thái môi trường bằng cách so sánh tương tự là phương pháp đơn giản nhất và vì vậy kết quả dự báo theo phương pháp này được cho là có độ tin cậy thấp. Phương pháp này dựa trên các kết quả ĐMC các quy hoạch sử dụng đất ở nước ngoài để so sánh và áp dụng dự báo đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ. Trong hoàn cảnh ĐMC mới bắt đầu được áp dụng ở nước ta và chưa có một ĐMC nào được thực hiện đối với quy hoạch sử dụng đất, phương pháp đóng vai trò quan trọng khi kết hợp với các phương pháp đánh giá chính sách và quy hoạch khác.

• Phân tích đa tiêu chí: đánh giá các phương án thay thế dựa trên một số tiêu chí và kết hợp các đánh giá riêng rẽ vào trong một đánh giá tổng thể, được

phương án đề xuất. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là việc cho điểm số đánh giá còn mang tính chủ quan (ảnh hưởng bởi nhận thức của người thực hiện phương pháp), vì thế có thể không chính xác.

• Đánh giá của tập thể chuyên gia: trong điều kiện ở nước ta hiện nay, phương pháp kết hợp kiến thức chuyên gi có kinh nghiệm thực tế từ các lĩnh vực khác nhau (chính sách, xã hội, kinh tế, môi trường,…) được sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành. Vì vậy, đây cũng là phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình ĐMC quy hoạch sửđất VKTTĐ Bắc bộ.

4.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quảđánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch sử dụng đất VKTTĐ Bắc bộ

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)