Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 35 - 38)

3. Tổ chức thực hiện Đ MC

2.1.3.Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất được điều tra của vùng là 1.267.889 ha, trong đó có 11 nhóm đất, bao gồm: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất phèn, nhóm đất mặn, nhóm đất cát, nhóm đất lầy, nhóm đất thung lũng dốc tụ, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá và nhóm đất nhân tác. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất: 518.240 ha, chiếm 40,87% tổng diện tích điều tra của vùng; nhóm đất nhân tác chiếm diện tích nhỏ nhất: 1.022 ha, chiếm 0,08%.

Nhóm đất phù sa: có diện tích 474.489 ha, chiếm 37,42% diệnt ích tự nhiên, phana bố ở tất cả các tỉnh trong vùng. Đất phù sa được hình thành và bồi tụ chủ yếu bởi hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Nhóm đất xám: có diện tích 104.288 ha, chiến 8,23% diện tích, phân bố ở tất cả các tỉnh (trừ Hưng Yên và Hải Phòng). Đất có đặc điểm thành phần cơ giới nhẹđến trung

bình, phản ứng đất chua, nghèo mùn, thích hợp với cây trồng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả.

Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 518.240 ha, chiếm 40,87% tổgn diện tích điều tra, phân bốở hầu hết các tỉnh, nhiều nhất ở Quảng Ninh. Dất có phản ứng chua, khả năng hấp thu dinh dưỡng trung bình, dễ bị xói mòn và rửa trôi do nằm ở địa hình cao và dốc. Cây trồng thích hợp chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày có khả năng chịu hạn (như chè), cây lâm nghiệp và một số cây ăn quả.

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: có diện tích 17.727 ha, chiếm 1,4% tổng diện tích đất điều tra, thường nằm ở vùng núi có độ cao từ 900 m đến trên 1000 m. Đất có hàm lượng mùn tương đối khá (2-3%) nhưng đất chua nhiều do quá trình rửa trôi mạnh mẽ và hàm lượng axit hữu cơ cao.

Nhóm đất phèn: có diện tích 44.273 ha, chiếm 3,49% tổng diện tích điều tra của vùng, phân bố ở Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh song tập trung nhiều nhất ở Hải Phòng. Đất có phản ứng chua, tỷ lệ hữu cơ cao, gley mạnh, thành phần cơ giới nặng và chặt; ở một số nơi có đất phèn mặn thì trong đất còn có muối với tỷ lệ SO42- thường xấp xỉ bằng 0,1 hoặc lớn hơn.

Nhóm đất mặn: có diện tích 60.627 ha, chiếm 4,78 % tổgn diện tích, phân bố ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Đặc tính chủ yếu của đatá là lượng muối khá cao, hàm lượng dinh dưỡng trung bình đến khá, thành phần cơ giới trung bình, có phản ứng trung tính ít chua đến kiềm nhẹ.

Nhóm đất cát: có diện tích 21.928 ha, chiếm 1,73% tổng diện tích, phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh. Đất có đặc tính thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, nghèo dinh dưỡng, mức độ phân giải hữu cơ mạnh, có phản ứng chua nhẹđến kiềm yếu.

Nhóm đất lầy: có diện tích 3.033 ha, chiếm 0,24% tổng diện tích, phân bố ở hầu hết các tỉnh (trừ Hưng Yên và Hà Nội). Đất có đặc điểm gley mạnh, thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ, giàu mùn, phản ứng đất rất chua, các chất dễ chua nghèo, mức độ phân giải chất hữu cơ chậm, khả năng trao đổi cation thấp.

Đất thung lũng dốc tụ: có diện tích 16.430 ha, chiếm 1,3% diện tích điều tra toàn vùng, phana bố ở một số huyện thuộc các tỉnh Hải Dương, TP.Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Đất được hình thành do các sản phẩm của đồi núi sau khi bị phong hoá bị nước mưa bào mòn đưa xuống tích đọng lại. Đặc điểm của loại đất này là: tầng đất mặt thường có màu xám đen, các tầng dưới có màu vàng xám, trong các tầng đất có

lẫn mảnh đá nhỏ hoặc cuội sỏi, thành phần cơ giới là cát pha hoặc thịt nhẹ, phản ứng đất chua, mùn khá, các chất dinh dưỡng khác đều nghèo, dung tích hấp thụ thấp.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 5.828 ha, chiếm 0,46% tổng diện tích, phân bốở các huyện trung du, miền núi của các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Đất xói mòn trơ sỏi đá có tầng rất mỏng, sỏi đá nổi lên bề mặt và bị tác động mạnh của xói mòn gây hậu quả xấu đối với vùng đất thấp bên dưới.

Nhóm đất nhân tác: có diện tích 1.022 ha, chiếm 0,08% tổng diện tích, phân bố ở Quảng Ninh (TP.Hạ Long, thị xã Cẩm Phả. Đây là loại đất bị biến đổi mạnh mẽ do tác động của con người, thường có hình thái phẫu diện không đồng nhất, phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc đất được khai thác, kỹ thuật thâm canh. Nhóm đất này có sự thay đổi về chế độ nhiệt, không khí, chế độ nước, dinh dưỡng và hàng loạt các đặc tính sinh học khác so với các nhóm đất tự nhiên.

Tài nguyên nước

Lượng nước mặt cung cấp cho VKTTĐ Bắc bộ được tạo bởi nguồn nước từ 2 hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, các sông suối nhỏ, hồ ao trong vùng và lượng mưa hàng năm. Nhìn chung nguồn nước ngọt khá dồi dào về số lượng, tốt về chất lượng. Khu vực trung tâm và khu vực phía Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc của vùng (Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng) có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn và chất lượng khá tốt. Hiện tại nguồn nước ngầm đã được khai thác phục vụ cho đời sống con người và nhu cầu sản xuất công nghiệp.

Tài nguyên rừng

Năm 2005, toàn vùng có 373.897 ha đất rừng, chiếm 39,3% diện tích đất nông nghiệp và 24,14% diện tích đất tự nhiên của vùng. Rừng được phân bố ở hầu hết các tỉnh trong vùng nhưng phần lớn đều là rừng trồng có độ che phủ không lớn. So với các vùng khác trong cả nước thì VKTTĐ Bắc bộ có diện tích rừng nhỏ nhất. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên của các tỉnh tập trung trong các khu bảo tồn thiên nhiên như Ba Vì, Hương Sơn (Hà Tây), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Cát Bà (Hải Phòng), Yên Tử, Đông Triều, Bái Tử Long (Quảng Ninh).

Nguồn tài nguyên khoáng sản của VKTTĐ Bắc bộ tương đối đa dạng và phong phú, với nhiều chủng loại và trữ lượng lớn, bao gồm các loại khoáng vật dùng trong sản xuất năng lượng, kim loại, khoáng vật phi kim loại và các nguyên vật liệu xây dựng.

Tài nguyên biển

VKTTĐ Bắc bộ có 2 tỉnh giáp biển là Quảng Ninh và Hải Phòng. Đó không chỉ là ưu thế của 2 tỉnh mà còn là thế mạnh của cả vùng. Với đường bờ biển dài trên 375 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi tạo cho Hải Phòng và Quảng Ninh khả năng khai thác một khối lượng lớn hải sản, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất muối phục vụ công nghiệp hóa chất, đồng thời đem lại tiềm năng du lịch to lớn cho vùng.

Tài nguyên văn hoá

VKTTĐ Bắc bộ có nền văn hoá dân tộc phát triển lâu đời và phong phú, điển hình là hệ thống đình, chùa, nhà thờ, miếu mạo đã có từ rất lâu và các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó còn có tiềm năng con người to lớn từ các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao và tầng lớp trí thức có trình độ khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 -2020 (Trang 35 - 38)