- GDP Lao động
3.2.6. Tiến hành hợp tác lao động quốc tế
Hiện nay sự nỗ lực tạo thêm việc làm trong tỉnh chỉ mới giải quyết được một phần trong số lao động không có việc làm. Hàng năm lại có thêm một vạn người đến tuổi lao động. Trước tình hình đó, cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội cần được đẩy mạnh nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế.
Để xuất khẩu lao động thực hiện được mục tiêu: góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, bồi dưỡng đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề vững vàng đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước, tạo thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tăng cường hợp tác mối quan hệ quốc tế cần thực hiện các giải pháp sau:
1. Tổ chức tốt việc đào tạo chuẩn bị đủ nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động quốc tế.
Người lao động cần được đào tạo toàn diện cả ngoại ngữ, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức pháp luật và sự hiểu biết khác… phục vụ cho quá trình làm việc và sinh sống tại nước ngoài. Ngoài ra, còn phải giáo dục về kiến thức pháp luật, sự hiểu biết về đất nước, con người, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo… Đây là những nội dung cần thiết trang bị cho người lao động để họ thích nghi được với môi trường mới. Cần xây dựng các trung tâm dạy nghề và ngoại ngữ riêng cho lĩnh vực xuất khẩu lao động. Chương trình đào tạo phải được biên soạn cho phù hợp với từng khu vực, từng nước, đảm bảo chất lượng nguồn lao động đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.
2. Xây dựng cơ chế cho vay tín dụng từ các nguồn vốn quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xóa đói giảm nghèo và các nguồn vốn khác để cho các đối tượng nghèo và đối tượng chính sách vay với lãi suất ưu đãi.
Các tổ chức tín dụng cũng cần có cơ chế cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay với lãi suất thấp để trang trải chi phí đi làm việc ở nước ngoài. Các chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội bảo lãnh, bằng tín chấp để giảm chi phí cho người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và các đối tượng xã hội đi làm việc ở nước ngoài.
3. Cần có chính sách, chế độ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo người lao động xuất khẩu.
Hiện tại các doanh nghiệp còn yếu kém về cơ sở vật chất, vốn liếng còn nghèo nàn, kinh nghiệm lại chưa nhiều. Lao động Việt Nam cần cù, thông minh nhưng cũng có nhiều điểm yếu kém (nhất là về trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn kỹ thuật), nếu không được đào tạo thì họ khó có khả năng được chấp nhận ở các thị trường sử dụng lao động nước ngoài.
4. Hoàn thiện hệ thống quản lý xuất khẩu lao động.
Hệ thống quản lý xuất khẩu lao động cần được đổi mới theo hướng tinh giảm đầu mối trung gian, hoàn thiện bộ máy tinh gọn nhưng hiệu quả hoạt động cao. Có như vậy mới giảm được chi phí, tránh được phiền hà và cả những tiêu cực do bộ máy cồng kềnh,
kém hiệu lực mang lại. Bộ máy quản lý phải bao quát và xử lý tốt mọi nội dung quản lý nhà nước, đảm bảo tính linh hoạt, năng động.
Cán bộ quản lý xuất khẩu lao động phải có trình độ ngoại ngữ thành thạo, thông hiểu được phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của đất nước nơi đang làm việc. Mặt khác, phải có trình độ nghiệp vụ và vốn sống, kinh nghiệm của người làm công tác quản lý lao động ở nước ngoài, người quản lý phải là người đại diện bảo vệ cho quyền lợi người lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đối với chương trình xuất khẩu lao động.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền vừa là biện pháp thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động phát triển, vừa ngăn ngừa những hành vi tiêu cực. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình xuất khẩu lao động. Giúp người lao động nắm được tiêu chuẩn, yêu cầu đặt ra đối với người đi xuất khẩu lao động. Qua đó họ hiểu được các mánh khóe lừa đảo và các hành vi tiêu cực để phòng tránh.
6. Ban hành các chính sách, chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với mọi đối tượng có liên quan đến xuất khẩu lao động.
Cần có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu lao động. Những cá nhân và tổ chức nào có hành vi phạm pháp (lừa gạt, chiếm đoạt tài sản hoặc vô trách nhiệm khi tổ chức đưa người ra nước ngoài…) đều bị trừng phạt thích đáng theo pháp luật.
Kết luận
Giải quyết việc làm đang là vấn đề vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trước mắt, là vấn đề gay cấn và nhạy cảm đối với cộng đồng, đối với từng gia đình và mọi thành viên trong xã hội. Giải quyết việc làm không những có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội mà còn thể hiện rõ năng lực tổ chức quản lý cũng như bản chất chính trị của Nhà nước.
Bắc Ninh là một tỉnh "đất chật, người đông", dân số tuy không lớn nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao, tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn tuy không nhiều nhưng tình trạng dư thừa lao động lại khá cao. Chính vì vậy, tạo mở việc làm, hạn chế thất nghiệp là một vấn đề kinh tế - xã hội đang được đặt ra một cách bức bách, là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Ninh.
ý thức về tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bắc Ninh đã có những chủ trương và giải pháp đúng đắn để giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh. Trong những năm qua, vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đã được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo và thực hiện. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản, giáo dục - đào tạo, xóa đói giảm nghèo… đã giúp cho hàng chục nghìn người lao động có việc làm. Tỷ lệ người thất nghiệp ở thành thị giảm, hệ số sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn được nâng lên; chất lượng lao động bước đầu có chuyển biến nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm và đào tạo nghề còn những hạn chế và tồn tại. Tỷ lệ người thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm chậm. Tình hình dư thừa thời gian lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn cao; phân bố lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, người lao động được đào tạo đạt tỷ lệ thấp, tổ chức dạy nghề
chưa gắn với việc làm nên hiệu quả chưa cao… Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm vẫn còn là vấn đề bức xúc, khó khăn.
Để phát huy tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, hướng vào sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Vấn đề giải quyết việc làm gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các hình thức kinh doanh tạo nhiều việc làm mới, phát triển thị trường lao động,
đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực… là những giải pháp cơ bản, vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài để giải quyết tốt vấn đề giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Phạm Ngọc Anh (1999), "Các giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn", Nghiên cứu lý luận, (7), tr. 19-22.
2. Nguyễn Tuệ Anh (1999), "Phát triển thị trường lao động ở nước ta", Nghiên cứu kinh tế, (259), tr. 47-55.
3. Nguyễn Hòa Bình (2000), "Giải pháp nào cho tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay", Con số và sự kiện, (3), tr. 21-24.
4. Nguyễn Sinh Cúc (1999), "Giải pháp tạo việc làm ở nông thôn thời kỳ CNH, HĐH",
Thông tin lý luận, (7), tr. 28-32.
5. Cục Thống kê Bắc Ninh (2001), Niên giám thống kê 2000, Bắc Ninh.
6. Đỗ Minh Cương (2001), "Về chiến lược đào tạo nghề thời kỳ 2001-2010", Lao động và xã hội, (5), tr. 7.
7. Doãn Mậu Diệp (1999), " Dân số, lao động và việc làm ở Việt Nam", Tư tưởng văn hóa, (3), tr. 42.
8. Nguyễn Hữu Dũng (2000), "Chiến lược an toàn việc làm trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước", Lao động và công đoàn, (228), tr. 25.
9. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
13. Lê Duy Đồng (2000), "Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo mở việc làm trong thời kỳ 2001-2010", Lao động và xã hội, (4), tr. 29-31.
14. Nguyễn Thị Hằng (1999), "Phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam đến năm 2010",
Tạp chí Cộng sản, (7), tr. 29-36.
15. Nguyễn Thị Hằng (1999), "Về triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm", Lao động và xã hội, (4), tr. 20-26.
16. Trương Thị Thúy Hằng (1999), "Giáo dục đào tạo nguồn nhân lực đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam", Những vấn đề kinh tế thế giới, (1), tr. 57. 17. Trương Thị Thúy Hằng (1997), "Thị trường lao động Việt Nam", Nghiên cứu kinh tế,
(232), tr. 69-72.
18. Huỳnh Tấn Kiệt (2000), Giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Đồng Nai - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
19. Hương Liên (1998), "Giải quyết mối quan hệ cung cầu lao động theo hướng nào",
Báo Nhân Dân, ngày 23/3/1998.
20. Bùi Sỹ Lợi (1999), "Về giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp nông thôn ở Thanh Hóa", Lao động và xã hội, (9), tr. 35-36.
21. Trần Văn Luận (1997), "Sử dụng nguồn lao động khu vực thành thị-thực trạng và giải pháp", Nghiên cứu kinh tế, (229), tr. 40-48.
22. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Phan Sĩ Mẫn (1997), "Giải quyết việc làm ở nông thôn trong giai đoạn hiện nay",
Nghiên cứu kinh tế, (225), tr. 21-23.
24. Nguyễn Lê Minh (2000), "Thị trường lao động và hội chợ việc làm", Lao động và xã hội, (3), tr. 24-25.
25. Nguyễn Xuân Nga (2001), "Nâng cao chất lượng nguồn lao động cho cạnh tranh và hội nhập", Lao động và xã hội, (1), tr. 24.
26. Jacques Nikonoff (2001), "Xây dựng một xã hội không có thất nghiệp và để thay đổi lao động", Thông tin lý luận, (5), tr 25.
27. Lê Duy Phúc (1999), "Giải quyết việc làm ở nông thôn nhìn từ góc độ cung cầu",
Kinh tế và dự báo, (12), tr. 19-22.
28. Nguyễn Lương Phương (2000), "Những đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động và những giải pháp pháp lý nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động trong tình hình mới", Nhà nước pháp luật, (4), tr. 52-58.
29. Đỗ Thị Xuân Phương (2000), Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm (qua thực tế ở Hà Nội), Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
30. Phan Thanh Tâm (2000), "Lao động có chuyên môn kỹ thuật ở nước ta hiện nay, thách thức và giải pháp", Kinh tế và dự báo, (7), tr. 15-16.
31. Phạm Đỗ Nhật Tân (1998), "Sự hội nhập khu vực về xuất khẩu lao động của Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (10), tr 49-52.
32. Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Quý Nghị (2000), "Sự phát triển của khoa học công nghệ và vấn đề lao động - việc làm", Công tác khoa giáo, (6), tr. 18.
33. Phạm Đức Thành (2000), "Lao động và việc phát triển công nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng", Kinh tế và phát triển, (35), tr. 29-32.
34. Phạm Đức Thành (2001), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH ở Việt Nam", Lao động và xã hội, (1), tr. 45-46.
35. Nguyễn Thế Thảo (2000), "Phát triển làng nghề để giải quyết việc làm ở Bắc Ninh",
Lao động và xã hội, (10), tr. 12-13.
36. Nguyễn Thông (2000), "Một số biện pháp giải quyết việc làm năm 2000", Kinh tế và dự báo, (2), tr. 13-16.
37. Nguyễn Thị Thơm (2000), "Cơ cấu nguồn lao động nước ta - những bất cập và giải pháp", Lao động và xã hội, (9), tr. 35-36.
38. Cao Thị Thúy (1999), "Một số vấn đề về tình trạng lao động thừa mà thiếu", Nghiên cứu kinh tế, (12), tr. 56-61.
39. Phạm Hồng Tiến (2000), "Vấn đề việc làm ở Việt Nam", Nghiên cứu kinh tế, (260), tr .32-38.
40. Trần Việt Tiến (1999), "Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nước", Kinh tế và phát triển, (32), tr. 40-43.
41. Hà Quý Tình (1998), "Nguồn nhân lực nông thôn - thực trạng và giải pháp", Nghiên cứu lý luận, (10), tr. 24-26.
42. Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2001), Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Nguyễn Lương Trào (1995), "Xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm trong điều kiện hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (11), tr. 13-15.
44. Bùi Anh Tuấn (1998), "Tạo việc làm cho người lao động thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam", Những vấn đề kinh tế thế giới, (55), tr. 5.
45. Đức Tuấn (2000), "Giải quyết lao động và việc làm ở Sơn La", Báo Nhân Dân, ngày 2/12/2000.
46. Đỗ Thế Tùng (1996), "Vấn đề lao động và việc làm", Trung tâm Thông tin tư liệu,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
47. Trần Hữu Trung (1999), "Việc làm của người lao động đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống", Tạp chí Cộng sản, (21), tr. 33-37.
48. UBND tỉnh Bắc Ninh (2000), Chương trình giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.
49. UBND tỉnh Bắc Ninh (2001), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến 2010 và một số định hướng chiến lược đến 2020, Bắc Ninh.
Phụ lục
Phụ lục 1: Mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế bắc ninh
Chỉ tiêu 2000 2005 2010 2020
Dân số (nghìn người) 951,6 1004 1058 1174
GDP (Tỷ đồng, giá 1994) 2472,6 4657,3 8393,4 22780,4
- Nông, lâm nghiệp 947,5 1238,3 1471,4 2178,1
- Công nghiệp-XD 866,2 2110,9 4235,4 12026,1
Trong đó công nghiệp 638,4 1725,4 3605,1 10706,8
- Dịch vụ 658,9 1308,1 2686,6 8576,2
Nhịp tăng 13,5 13,0 10,5
- Nông, lâm nghiệp 5,5 4,5 4,0
- Công nghiệp-XD 19,5 17,2 11,0
Trong đó công nghiệp 22,0 18,9 11,5
- Dịch vụ 14,7 15,1 12,3
Cơ cấu GDP (giá hiện hành) 100,0 100,0 100,0 100,0
- Nông, lâm nghiệp 39,5 26,9 17,8 9,5
- Công nghiệp-XD 33,8 44,1 49,0 52,2
Trong đó công nghiệp 24,9 36,1 41,8 46,1
- Dịch vụ 26,7 29,0 33,2 38,3
Cơ cấu GDP (giá 1994) 100,0 100,0 100,0 100,0
- Nông, lâm nghiệp 38,3 26,6 17,5 9,6