- Khu vực thành thị
Bắc Ninh là một tỉnh nông nghiệp, phần lớn dân cư sống ở nông thôn. Số người sống ở thành thị chỉ có 89.450 người, chiếm 9,4%, trong đó lực lượng lao động ở khu vực này có 80.689 người chiếm 14,29%. Ngoài lực lượng lao động tại chỗ, hàng năm có một lực lượng lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, các đô thị tìm kiếm việc làm, đặc biệt từ khi chuyển đổi sang chế chế thị trường. Người lao động nông thôn vào khu đô thị tìm việc và làm việc với nhiều dạng khác nhau và có xu hướng tăng nhanh. Một số vào theo mùa vụ nông nhàn nông nghiệp, một số khác tìm việc và làm việc thường xuyên trong năm… Đó là lực lượng đáng kể bổ sung vào nguồn lao động của khu vực thành thị.
Về trình độ học vấn nói chung của người dân ở thành thị là khá cao và ngày càng được nâng cao hơn.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật được tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị chiếm 33,7% lực lượng lao động ở tỉnh.
Tuy nguồn lao động có trình độ học vấn bình quân tương đối khá, nhưng tỷ lệ đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn thấp, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý và cân đối. Do vậy, chỉ có thể phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới tránh khỏi tụt hậu, mới có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động hiện nay.
Vấn đề sử dụng nguồn lao động khu vực thành thị trong thời gian qua: Tỷ lệ lao động có việc làm thời kỳ 1997 - 2000 của khu vực thành thị là 93% (trong độ tuổi lao động). Tỷ lệ lao động không có việc làm trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm từ 7% năm 1997 xuống 6% năm 1999. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị đã giảm liên tục từ 7,03% năm 1997 xuống 6,77% năm 1999 và 6,16% năm 2000 [5, tr. 170-173].
Thực hiện cơ chế mới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương và chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đa dạng hóa các hình thức sản xuất nhằm phát huy tốt mọi nguồn lực vào quá trình phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động xã hội. Đồng thời với sự chuyển đổi cơ chế, Nhà nước đã thực hiện sắp xếp lại
lao động trong các xí nghiệp quốc doanh, tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Do vậy, lao động thành thị biến động theo xu hướng giảm tỷ trọng lao động quốc doanh và tập thể, lao động trong khu vực tư nhân, cá thể tăng lên khá nhanh.
Một trong những điểm nổi bật sử dụng nguồn lao động khu vực thành thị là sự chưa phù hợp giữa cơ cấu nguồn lao động với cơ cấu việc làm, thể hiện sự vừa thừa và vừa thiếu lao động. Trong nhiều lĩnh vực tỉnh thiếu lao động có trình độ cao, tay nghề giỏi. Thời gian qua, khi có dự án hợp tác đầu tư của nước ngoài được mở ra, các khu chế xuất được xây dựng và đi vào hoạt động thì việc tuyển dụng lao động cho các cơ sở này cũng là những vấn đề khó khăn đặt ra do thiếu lao động có kỹ thuật, tay nghề hoặc hạn
chế về
ngoại ngữ, vi tính. Trong khi đó, nguồn lao động dư thừa, đặc biệt là khu vực thành thị tỷ lệ lao động không có việc làm khá cao, mà chủ yếu là lao động không có chuyên môn kỹ thuật.
Để có thể sử dụng ngày càng đầy đủ và có hiệu quả nguồn nhân lực, giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động ở khu vực thành thị cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước để đảm bảo duy trì việc làm cũ cũng như tạo thêm chỗ làm mới cho nguồn lao động của tỉnh.
+ Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
+ Xây dựng và thực hiện tốt chương trình việc làm của khu đô thị.
- Khu vực nông thôn
Hiện nay, dân cư nông thôn Bắc Ninh có 862.150 người chiếm 90,6% dân số cả tỉnh, lao động nông thôn có 447.531 người chiếm 85,71% lực lượng lao động tỉnh, trong đó lao động có chuyên môn kỹ thuật chỉ có 8,05%. Như vậy, lao động nông thôn đại bộ phận là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật [44, tr. 6].
Đặc trưng của tình hình lao động và việc làm ở khu vực nông thôn Bắc Ninh hiện nay biểu hiện ở một số đặc điểm sau:
+ Đội ngũ lao động nông nghiệp, nông thôn khá lớn, tăng nhanh, khả năng thu hút lao động rất hạn chế nên lao động dư thừa lớn.
+ Hệ số sử dụng thời gian lao động thấp, năm 1998 là: 70,1%, năm 2000: 74,7%. + Giá trị lao động và thu nhập thấp.
Nhìn chung giá trị lao động bình quân hàng năm của lao động nông thôn còn rất thấp, thu nhập của những người lao động nông thôn trở nên quá ít ỏi, phần lớn không có tích lũy. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn hiện nay.
+ Vấn đề giải quyết việc làm được triển khai bước đầu đã có chuyển biến, song chưa cơ bản.
Từ nhiều năm nay, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh đã được Đảng bộ và chính quyền tỉnh hết sức quan tâm và được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức, bằng nhiều chính sách cụ thể như: hình thành và cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ quốc gia và giải quyết việc làm; thực hiện các chương trình mục tiêu (chương trình 327, chương trình 773, chương trình định canh định cư); chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; chương trình xóa đói giảm nghèo; mở các trung tâm đào tạo và giải quyết việc làm; hợp tác lao động quốc tế.
Những cố gắng trên của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã đem lại những kết quả đáng khích lệ, hơn một trăm ngàn người có thêm việc làm và việc làm mới, người lao động có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế và cải thiện đời sống.
Tuy nhiên, vấn đề việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc của tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
Về chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông thôn: Lao động ở khu vực nông thôn đã qua đào tạo chỉ chiếm 8,05%, còn lại trên 90% chưa qua đào tạo. Lao động nông thôn qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp, nhưng lại phân bố không đều. Các khu vực càng xa khu đô thị thì lực lượng lao động không qua đào tạo chiếm tỷ lệ càng cao. Số có trình
độ tập trung chủ yếu ở các ngành chuyên môn và các cơ quan quản lý từ tỉnh, huyện đến các doanh nghiệp.
Lao động nông thôn được đào tạo thấp nên năng suất lao động và thu nhập của người lao động cũng rất thấp.
Về phân bố và sử dụng nguồn lao động ở khu vực nông thôn: Trong nông thôn, cơ cấu lao động xã hội có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp; tuy nhiên ở mức độ còn chậm. Kết quả điều tra năm 2000 cho thấy, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 73,6%, công nghiệp và xây dựng chiếm 14%, dịch vụ chiếm 12,4%.
Tình hình việc làm và sử dụng quỹ thời gian lao động nông thôn tuy đã có những tiến triển rõ rệt, song nhìn chung lao động ở nông thôn vẫn còn là sức ép đối với nền kinh tế của tỉnh. Hiện nay, ở khu vực nông thôn đang thiếu nghiêm trọng những lao động có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề; trong khi đó nguồn nhân lực lao động ở khu vực này lại dồi dào nhưng phần lớn lại chưa qua đào tạo nên không thể đáp ứng được yêu cầu.
Vì vậy, để giải quyết cơ bản vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn cần phải:
+ Giải quyết tốt nhu cầu về vốn phục vụ cho công tác giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn.
+ Đẩy mạnh đào tạo chuyên môn kỹ thuật nhằm tăng nhanh chất lượng của đội ngũ lao động nông thôn.
+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tạo thêm nhiều việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn.
+ Đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
+ Thực hiện tốt các dự án di dân, hạn chế tối đa tình trạng di dân tự do nhằm phân bố hợp lý lao động và dân cư giữa các vùng.
Ngoài ra, tình hình giải quyết việc làm ở Bắc Ninh trong những năm qua thông qua các chương trình quốc gia bước đầu đã thu được kết quả như sau:
Lập dự án nhỏ vay vốn giải quyết việc theo Nghị quyết 120 của Chính phủ và chương trình viện trở nhân đạo của Chính phủ cộng hòa Séc và Slôvakia. Trong 4 năm 1997 - 2000 đã phê duyệt cho vay 400 dự án với số tiền 15 tỷ đồng, giải quyết cho 12.000 lao động có chỗ làm việc mới.
Các chương trình 327,773 di dãn dân phát triển vùng kinh tế mới nội, ngoại tỉnh đã giải quyết cho 8.000 lao động.
Công tác đầu tư vốn tín dụng cho người nghèo đã giúp cho các hộ nghèo ổn định, cải thiện đời sống, giải quyết cho 46.000 lao động có thêm việc làm và việc làm mới.
Về công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm: Trong thời gian qua, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã giới thiệu việc làm cho 2.000 người và tổ chức đào tạo nghề cho 1.000 người, giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm.
Có thể nói rằng, các chương trình mục tiêu nói trên như là "bà đỡ" góp phần tích cực tạo việc làm cho người lao động, nhất là cho người thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc làm ở nông thôn và cho nhóm xã hội yếu thế. Thời gian qua, các chương trình mục tiêu đã góp phần tạo ra cho khoảng 47% trong tổng số chỗ việc làm mới hàng năm, với suất đầu tư thấp, công nghệ đơn giản. Loại việc làm này thường là những công việc yêu cầu trình độ, tay nghề thấp, năng suất và thu nhập nói chung ở mức trung bình và thấp. Với mức độ chưa cải thiện được đời sống mà chỉ duy trì cuộc sống hoặc xóa đói giảm nghèo; nhưng nó có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội và không thể thiếu được trong sự đóng góp vào tăng trưởng, tuy là còn hạn chế. Bởi vậy, hướng cơ bản phải là tăng tỷ trọng tạo việc làm gắn với chương trình phát triển kinh tế, giảm dần tỷ trọng tạo việc làm thông qua các chương trình xã hội thì mới thực hiện tốt mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Từ những chính sách, hình thức giải quyết việc làm nêu trên, trong 4 năm qua Bắc Ninh đã giải quyết cho tổng số 109.000 lao động có thêm việc làm và việc làm mới, góp
phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 7,03% năm 1997 xuống còn 6,16% năm 2000, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 70,1% năm 1998 lên 74,7% năm 2000 [44, tr. 6].
Đánh giá chung về giải quyết việc làm ở Bắc Ninh:
Những kết quả đạt được:
Nhìn lại 4 năm, kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã từng bước đi lên và tự khẳng định mình trong việc phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân. Thắng lợi có ý nghĩa tổng quát nhất là kinh tế của tỉnh Bắc Ninh phát triển với tốc độ cao và khá bền vững. Tổng sản phẩm trong tỉnh tạo ra hàng năm tăng liên tục, bình quân mỗi năm tăng 12,4%. Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; từng bước nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Kinh tế phát triển liên tục trong những năm qua đã tạo điều kiện từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư trong tỉnh; đồng thời, làm cho kinh tế 2 vùng thành thị và nông thôn xích lại gần nhau theo hướng đô thị hóa.
Qua 4 năm thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Bắc Ninh đã bước đầu thu được một số kết quả như sau:
1. Nhận thức, quan niệm của người lao động về việc làm đã được thay đổi cơ bản. Người lao động tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong các thành phần kinh tế. Người sử dụng lao động được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo mở việc làm. Mặt khác, chủ trương tạo việc làm cho người lao động cũng được thay đổi. Nhà nước tập trung ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng hành lang pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.
2. Chương trình giải quyết việc làm được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, đoàn thể và mọi tầng lớp dân cư. Kết quả là giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 7,03% (năm 1997) xuống còn 6,16%
(năm 2000). Và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 74,7% năm 2000.
3. Đã phát triển và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tạo nhiều việc làm mới cho lao động của tỉnh: kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống…
4. Các Trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt việc giới thiệu việc làm cho các thành phần kinh tế; tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm.
5. Công tác giải quyết việc làm đã gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có chiều hướng tăng lên rõ rệt.
6. Các hình thức đào tạo nghề đã được đổi mới và chất lượng nguồn lao động đã dần được nâng cao hơn.
7. Công tác đầu tư vốn tín dụng cho người nghèo, giúp các hộ nghèo ổn định và cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm và việc làm mới cho người lao động.
Tóm lại, trong 4 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, cơ chế chính sách phù hợp của Nhà nước, tỉnh Bắc Ninh đã tạo ra được sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, phương thức tạo mở việc làm; đã huy động được mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và tạo việc làm. Chương trình giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhờ vậy đã giảm được thất nghiệp, tăng việc làm và bước đầu chuyển đổi cơ cấu và chất lượng lao động theo hướng tích cực.
Những hạn chế và tồn tại:
- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao, 6,16% (năm 2000). Tình trạng thất nghiệp ở khu vực nông thôn tuy không lớn, nhưng tình trạng dư thừa lao động lại khá cao, hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới chỉ có 74,7% (năm 2000).
- Cơ cấu lao động của tỉnh mất cân đối, thiếu lao động kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo. Vì vậy, gây nên tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Số người không có việc làm ở Bắc Ninh hầu hết là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay của tỉnh.
- Các trường dạy nghề chưa thực sự được đầu tư đúng mức về chương trình, mục