- GDP Lao động
2.3.3. Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với việc gia tăng dân số
Dân số và việc làm quan hệ chặt chẽ với nhau. Dân số phát triển càng nhanh thì nguồn lao động trong tương lai cũng tăng càng nhanh, sẽ dẫn đến hậu quả việc làm ngày càng thiếu, thất nghiệp ngày càng tăng.
Dân số Bắc Ninh tính đến năm 2000 là 951.600 người trong đó số người trong độ tuổi lao động là: 522.146 người, với tốc độ tăng dân số là 1,2% thì hàng năm dân số Bắc Ninh tăng thêm khoảng 10 ngàn người. Tỷ lệ sinh ngày càng giảm: năm 1997 là 1,89%, năm 1998 là 1,77%, năm 1999: 1,69%, năm 2000: 1,66%. Trung bình mỗi năm có khoảng 17 ngàn trẻ sơ sinh chào đời.
Bảng số 9: Dân số Bắc Ninh trong độ tuổi lao động
Đơn vị: người
Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000
Tổng dân số 932.424 940.712 944.391 951.600
Dân số trong độ tuổi lao động 474.400 482.600 495.200 522.146
Tỷ lệ (%) so với tổng dân số 50,78 51,30 52,44 54,87
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh [44, tr. 15].
Qua số liệu trên cho thấy, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Bắc Ninh có xu hướng tăng dần. Nó phản ánh tỷ lệ sinh giảm dần và tuổi thọ bình quân tăng dần lên.
Dân cư Bắc Ninh chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm 90,6%, với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên lực lượng lao động chiếm 85,71% lực lượng lao động toàn tỉnh. Do tác động của quá trình công nghiệp hóa nên lao động nông nghiệp có xu hướng
giảm dần: năm 1998: 78,56%, năm 1999: 76,05%, năm 2000: 73,6%; lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần qua các năm: 1998: 21,43%, năm 1999: 23,95%, năm 2000: 26,4% [44, tr. 16].
Đáng chú ý là do tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sắp xếp lại các doanh nghiệp nên không ít lao động phải nghỉ việc dẫn đến lực lượng lao động có việc làm thường xuyên giảm. Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực thành thị có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao, biến động qua các năm như sau: năm 1997 là 7,03%, năm 1998: 7,24%, năm 1999: 6,77%, năm 2000: 6,16%. Số người thiếu việc làm ở nông thôn năm 1997 là 197.344 người, năm 1998 là 69.453 người. Trong tổng số lao động thiếu việc làm ở nông thôn phần lớn thuộc khu vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, chiếm tỷ lệ trên dưới 80%. Khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ tỷ lệ người thiếu việc làm chỉ khoảng 5% [5, tr. 170-173].
ở Bắc Ninh hiện nay, hàng năm có khoảng 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động cùng với số học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường và số bộ đội sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, cộng với số người dôi dư do sắp xếp lại lao động trong khu vực Nhà nước đã bổ sung thêm một lực lượng lao động khá lớn cho tỉnh. Đây là một sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm cho nhu cầu làm việc của người lao động ở Bắc Ninh.
Để giải quyết được mâu thuẫn trên Bắc Ninh cần thực hiện tốt chương trình DS- KHHGĐ, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, mở mang thêm ngành nghề mới để tạo mở thêm việc làm cho người lao động. Đó vừa là biện pháp để giảm sức ép về vấn đề giải quyết việc làm, vừa để thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chương 3
Phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm ở tỉnh bắc ninh