Giải quyết việc làm gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp potx (Trang 71 - 74)

- GDP Lao động

3.2.1.Giải quyết việc làm gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

CNH, HĐH

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH phải là sự chuyển dịch đồng bộ trên các mặt, cả về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, trình độ kỹ thuật các vùng, các thành phần kinh tế… theo hướng vừa đảm bảo sự phát triển hiện đại, tiên tiến, vừa khai thác triệt để thế mạnh sẵn có của địa phương. Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng ưu tiên đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực cần ít vốn nhưng lại có khả năng thu hút nhiều lao động.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải phù hợp với cơ cấu lao động, tổ chức lại lao động xã hội để khai thác và phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế. Giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động sẽ tạo ra cơ cấu lao động ngày càng phù hợp với cơ cấu kinh tế. Do đó, sẽ tạo ra được nhiều việc làm mới để thu hút lao động, hạn chế thất nghiệp.

Phát triển mạnh, tăng nhanh giá trị sản xuất của tất cả các ngành, nhưng đảm bảo cơ cấu hợp lý là tăng nhanh tỷ trọng hai ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP.

Đối với ngành nông nghiệp

Nông nghiệp Bắc Ninh hiện nay vẫn là một ngành sản xuất chính của tỉnh, mặc dù chưa phát triển hết tiềm năng hiện có về năng suất cây trồng, vật nuôi, nhưng cũng đã góp phần giải quyết một cách cơ bản vấn đề lương thực cho tỉnh. Để giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ngành nông nghiệp phải chuyển đổi một cách cơ bản, đa dạng hóa sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, phá vỡ độc canh cây lúa, hình thành các vùng chuyên canh, phát triển cây công nghiệp. Mở mang ngành nghề thu hút lao động, sử dụng lao động dư thừa trong

nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đạt 17,5%, nhịp độ phát triển nông nghiệp thời kỳ 2001 - 2010 là 4,5%. Muốn vậy, phải đẩy mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính; đưa các loại giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào trồng trọt và chăn nuôi; chuyển một số diện tích đất ở những nơi có điều kiện, gần thị trường sang trồng rau, cây trái và trồng hoa.

Một số biện pháp phát triển chủ yếu sau:

- Giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm, đi sâu thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi.

Phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao để tăng thêm thu nhập cho người lao động.

Phát huy hết tiềm năng sẵn có về diện tích đất mặt nước chưa sử dụng, những vùng đất trũng úng ngập thường xuyên của các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ để phát triển chăn nuôi thủy sản. Mạnh dạn hình thành các vùng chuyên nuôi gia súc, gia cầm và hải sản ở những huyện có tiềm năng và lợi thế để phục vụ cho nhu cầu của tỉnh và xuất khẩu.

ứng dụng các tiến bộ về giống để tăng năng suất cây trồng vật nuôi, đồng thời sử dụng phân bón một cách hợp lý, tránh gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường.

- Phát triển nông nghiệp phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn. Phát triển công nghiệp nhỏ, công nghiệp chế biến với xây dựng và phát triển nông thôn. Trong quá trình đó, ngay từ đầu phải chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống thu hút thêm việc làm.

- Khuyến khích cư dân nông thôn tự tạo việc làm ngay trên quê hương mình theo phương châm: "ly nông bất ly hương". Chuyển một phần lớn con em nông dân sang làm việc ở các ngành nghề khác tại vùng quê mình.

- Phát triển các hoạt động dịch vụ với quy mô vừa hoặc nhỏ để hỗ trợ phục vụ sản xuất: cung ứng vật tư kỹ thuật, vận tải, sơ chế nông hải sản…

Đối với ngành công nghiệp

Mục tiêu phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2001 - 2010 là tạo ra được sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, có khả năng thu hút lao động ở nông thôn, từ đó tạo tiền đề để nông nghiệp phát triển có hiệu quả hơn, đi vào thâm canh và sản xuất phát triển. Phát triển công nghiệp tạo cơ sở thúc đẩy quá trình đô thị hóa và cấu trúc lại sự phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 nhịp độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 18,9%; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 50,5%, trong đó công nghiệp đóng góp 43% (theo giá năm 1994). Dự kiến đến năm 2010 lao động công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 21,5% trong tổng số lao động xã hội của tỉnh.

Để đạt được mục tiêu trên cần:

- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm trên cơ sở phát huy cơ chế thị trường, đảm bảo tăng nhanh giá trị gia tăng của hàng hóa nông sản thực phẩm, giảm tới mức thấp nhất hư hao sau thu hoạch.

- Nâng dần tỷ trọng công nghiệp chế nông sản thực phẩm góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đưa mức tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến lên 25,1% trong giai đoạn 2001 - 2010.

- Đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ mỹ nghệ: khôi phục và phát triển, tăng cường đầu tư nhằm hiện đại hóa công nghệ sản xuất, khuyến khích các mặt hàng gia dụng cho tiêu dùng và trao đổi. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 phấn đấu vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa đầu tư trang thiết bị công nghệ tiên tiến vào các khâu như xử lý gỗ sấy, luyện tẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm cho nhu cầu xuất khẩu cũng như nhu cầu hàng cao cấp cho nhân dân.

- Khôi phục và phát triển các làng nghề theo hướng đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến kết hợp với công nghệ cổ truyền, nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Phát triển làng nghề truyền thống,

thu hút một lực lượng lao động tại chỗ khá lớn; mặt khác, nó làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng hiện đại hóa. Nó không chỉ làm thay đổi cơ cấu lao động về mặt số lượng, chuyển đáng kể lực lượng lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, mà còn thay đổi cơ cấu lao động về mặt chất lượng, nó sẽ đào tạo một lực lượng lao động nông thôn từ lao động phổ thông thành lao động có nghề, lao động có kỹ thuật.

Đối với ngành dịch vụ

Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, mở thêm các loại hình mới cả dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và kinh doanh cũng như đời sống của nhân dân trong tỉnh. Mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động thương mại dịch vụ như thông tin, tư vấn kỹ thuật công nghệ, tài chính, ngân hàng, pháp luật, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh… Tổ chức hình thành các chợ ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho nông dân có môi trường thuận lợi để giao lưu hàng hóa dịch vụ.

Phát triển mạng kết cấu hạ tầng đi trước một cách hợp lý, tương xứng với vai trò vừa là động lực vừa là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, vận tải, bưu điện, tài chính, ngân hàng là ngành chiếm tỷ trọng lớn và then chốt. Đây là hướng cơ bản để tăng cầu lao động, tạo việc làm ở cả thành thị và nông thôn. Liên quan đến vấn đề này là hàng loạt các biện pháp đồng bộ từ Luật doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư, chính sách hộ khẩu, chính sách thuế, vốn… đến quy hoạch tổ chức lại các vỉa hè, chợ, quản lý đô thị… đặc biệt là đào tạo các chủ doanh nghiệp trẻ, các hộ sản xuất kinh doanh, trạng bị cho họ những kiến thức cơ bản về thị trường và quản trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp potx (Trang 71 - 74)