- Ngành nông nghiệp
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp Bắc Ninh đã dần đi vào ổn định và phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trong tỉnh đã bắt đầu chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại phát triển hầu hết ở các địa phương. Xuất hiện nhiều gia đình có quy mô chăn nuôi lớn: hàng ngàn con gà, hàng chục con lợn theo phương pháp công nghiệp mang lại thu nhập cao. Chăn nuôi cá theo phương pháp thâm canh với các giống có năng suất cao, chất lượng tốt và chăn nuôi các con đặc sản đã dần dần thay thế thả cá theo kiểu quảng canh. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm tương ứng.
Nguồn lao động Bắc Ninh chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp, chiếm 85,71%. Là ngành chiếm một tỷ trọng cao nhất: 36,47% trong GDP (tương đương 886,7 tỷ đồng) và đồng thời sử dụng một lượng lao động lớn nhất 354.700 người, chiếm tỷ trọng 73,6% trong tổng số lao động đang làm việc [44, tr. 16].
- Ngành công nghiệp
Ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng. Đến cuối năm 1997 toàn tỉnh có 48 HTX, tổ hợp tác, 38 công ty TNHH, 24 doanh nghiệp tư nhân, 20 làng nghề truyền thống được khôi phục, hình thành thêm 30 làng nghề mới. Toàn tỉnh có gần 15.000 hộ chuyên nghiệp và hàng chục ngàn hộ không chuyên nghiệp sản xuất kinh doanh công nghiệp. Ngành công nghiệp và xây dựng tạo ra được 721 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,65% trong GDP, sử dụng một lượng lao động là 67.500 người (chiếm 14% trong tổng số lao động đang làm việc) [44, tr. 16].
- Ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ tạo ra được 823,3 tỷ đồng, chiếm 33,86% trong GDP, thu hút số lao động tham gia là 59.800 người chiếm 12,4% [44, tr. 16].
Hoạt động dịch vụ ở nông thôn trong những năm gần đây có bước phát triển mới, nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ như: cung ứng hàng tiêu dùng, vật tư, thu gom nông sản, sửa chữa công cụ, đồ dùng phục vụ sinh hoạt, xuất hiện phổ biến trong từng thôn xóm. Từ đó đã và đang hình thành các tụ điểm kinh tế, các thị tứ, thị trấn ở nông thôn góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Như vậy, cơ cấu kinh tế Bắc Ninh đang từng bước thay đổi, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp.
Bảng số 6: Cơ cấu làm việc theo nhóm ngành
Đơn vị: (%)
1. Nông nghiệp 2. Công nghiệp và XD 3. Dịch vụ 81,00 10,00 9,00 78,56 10,40 11,04 76,05 11,61 12,34 73,60 14,00 12,40
Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh [44, tr. 16].
Thông qua các chỉ tiêu trên cho thấy, cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng lao động được đào tạo, đa dạng hóa ngành nghề. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần từ 81% năm 1997 xuống 73,6% năm 2000, trong khi đó tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên rõ rệt.