- GDP Lao động
3.1. Phương hướng giải quyết việc là mở tỉnh bắc ninh hiện nay 1 Các quan điểm cơ bản
3.1.1. Các quan điểm cơ bản
Một là, giải quyết việc làm là trách nhiệm và nhiệm vụ của toàn Đảng, Nhà nước,
của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và của mỗi người lao động.
Giải quyết việc làm, sử dụng lao động không còn là công việc của riêng Nhà nước, mà là của toàn xã hội. Nhà nước hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động xã hội, đồng thời tạo ra những điều kiện cần thiết thông qua cơ chế, chính sách, luật pháp để cho mọi công dân được tự do làm ăn theo pháp luật và hỗ trợ một phần về tài chính, làm "bà đỡ"’ và tạo nên những "cú huých" để người lao động tự tạo việc làm, thu hút thêm nhiều lao động xã hội. Mặt khác, Nhà nước thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô để tích cực kiểm soát thị trường lao động, giảm hoặc khống chế tỷ lệ thất nghiệp ở mức cho phép.
Hai là, giải quyết việc làm là phải bằng mọi biện pháp tiếp tục giải phóng tiềm
năng lao động trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một quan điểm lớn bao quát và tác động trên nhiều lĩnh vực, đồng thời cũng trực tiếp tác động đến chiến lược tạo việc làm và giải quyết việc làm. Tự do hóa trong lao động là quan điểm cơ bản nhất để hình thành chính sách việc làm trong điều kiện mới. Quan điểm này phải được thể chế hóa thành luật pháp, để đảm bảo cho người lao động tự do hành nghề, lập hội nghề nghiệp, liên doanh liên kết, tự do thuê mướn lao động trên cơ sở pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước, tự do làm giàu chính đáng.
Xóa bỏ mọi ngăn cấm, trói buộc người lao động, phát huy đến mức cao nhất khả năng sáng tạo trong tự tạo việc làm, phát triển việc làm của công dân. Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với những hình thức sản xuất - kinh doanh đa dạng, phong phú, đan xen và hỗ trợ nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, hình thành thị trường lao động thống nhất và linh hoạt, không bị chia cắt về địa lý hành chính. Chỉ trong điều kiện đó, sức lao động mới được giải phóng triệt để, người lao động mới có cơ hội tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội.
Ba là, huy động tối đa các nguồn vốn trong nước kết hợp với thu hút các nguồn
vốn bên ngoài, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn này vào các chương trình, dự án giải
quyết việc làm có mục tiêu.
Phải phát huy mọi nguồn tiềm năng trong nước, khai thác triệt để tiềm năng trong dân cư: vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn… Đồng thời, tranh thủ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các chương trình và dự án việc làm có mục tiêu.
Bốn là, giải quyết việc làm trên cơ sở đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa cơ cấu
kinh tế và cơ cấu lao động.
Đảm bảo việc làm là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động hiện có phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế mới. Đây là một xu hướng tất yếu và cũng là quy luật của quá trình CNH, HĐH nền kinh tế. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động sẽ tạo ra cơ cấu lao động ngày càng phù hợp với cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Do đó, sẽ tạo ra được nhiều việc làm mới để thu hút lao động, hạn chế thất nghiệp. Vấn đề cấp bách hiện nay là giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thanh niên ở thành thị và nông thôn, trước hết phải tập trung vào khu vực nông thôn, là địa bàn cả nước. Từ đó, việc giải phóng lao động và lực lượng sản xuất cũng phải bắt đầu từ nông thôn.
Năm là, tập trung ưu tiên tạo thêm việc làm mới cho người nghèo ở nông thôn,
Tập trung ưu tiên tạo thêm việc làm mới cho người nghèo ở nông thôn (nhất là ở các vùng núi cao, xa xôi hẻo lánh, đồng bào dân tộc ít người), cho các nhóm đối tượng đặc thù: phụ nữ, trẻ em, người tàn tật, người xuất cảnh trái phép tự nguyện hồi hương, đối tượng tệ nạn xã hội (người nghiện ma túy, mại dâm).