II. MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚ
5. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm
và mẫu mã sản phẩm
Theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành, hiện nay, hầu hết các máy móc, trang thiết bị và cơng nghệ mà các doanh nghiệp dệt sử dụng, nhất là máy móc của ngành dệt may còn quá lạc hậu, cũ kỹ. Thực trạng này khiến cho các doanh nghiệp ngành dệt may trong nước phải tự đánh giá một cách nghiêm túc vấn đề trên và thừa nhận rằng trình độ cơng nghệ của mình vẫn còn ở mức thấp. Các thiết bị phục vụ cho ngành dệt mới chỉ đổi mới được khoảng 45%, tuy vậy vẫn còn lạc hậu hơn các nước trong khu vực khoảng 15 năm. Thiết bị ngành may tuy đã đổi mới khoảng 90% nhưng khả năng tự động hố trong q trình sản xuất chỉ đạt mức trung bình, cơng nghệ cắt và may cịn lạc hậu. Khơng là một ngoại lệ, tình trạng máy móc thiết bị của Cơng ty dệt may Hà Nội hiện nay cũng cần phải đổi mới. Hầu hết máy móc trang thiết bị đều được đầu tư cách đây khoảng 15 đến 20 năm, công suất, chất lượng sản phẩm làm ra không được tốt, nhiều sản phẩm hỏng hay lỗi.
Công ty cần đầu tư dây chuyền chải kỹ để chuyển hẳn hệ chải thô của dây chuyền sản xuất sợi. Đổi mới công nghệ kéo sợi bằng cách thay mới toàn bộ các công nghệ mới trong ngành kéo sợi để sản xuất ra được bán thành phẩm và thành phẩm có chất lượng cao hơn.
Cơng ty có thể thực hiện việc đổi mới bằng cách mua trực tiếp bên ngoài hoặc tự cải tiến và hợp lý hố dây chuyền cơng nghệ sản xuất. Hoặc Cơng ty cũng có thể liên doanh, hợp tác với các cục, vụ, viện nghiên cứu để nghiên cứu và đưa ra dây chuyền công nghệ vào sản xuất.
Công ty tiếp tục xây dựng các nhà máy trong các khu công nghiệp thuộc vùng ven Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang… để mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bên cạnh việc đổi mới trang thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm thì vấn đề mẫu mã của các sản phẩm may mặc của Công ty nói riêng cũng như các doanh nghiệp trong nước nói chung đang trở nên rất bức thiết. Các mẫu mốt thời trang của nước ngoài du nhập vào Việt Nam bằng các con đường khác nhau ngày càng nhiều, với những mẫu mã được phần đông giới trẻ khá ưa chuộng. Trong khi đó thời trang của các nhà sản xuất trong nước thì khơng có gì thay đổi, các mẫu mốt được thiết kế ra hoặc là không thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, hoặc là lấy từ các ý tưởng của nước ngoài rồi cải cách đi để trở thành cái của mình. Nói tóm lại là hiện nay chúng ta đang rất thiếu một lực lượng các nhà thiết kế chuyên nghiệp để có thể đưa ra được những mẫu mã quần áo phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng. Những nhà thiết kế được đào tạo ra vẫn chưa phát huy được hết vai trị và khả năng của mình. Hiện nay, ở Hanosimex vấn đề cần thêm lực lượng các nhà thiết kế giỏi, có thể đưa ra được những mẫu mã đẹp, phù hợp với con người Việt vẫn chưa đáp ứng được. Khâu thiết kế sản phẩm có thể nói là khâu hoạt động cịn chưa có hiệu quả trong thời gian qua. Thời gian tới Công ty cần chú ý hơn đến mảng này trong hoạt động của mình. Cần đào tạo nâng cao cho đội ngũ cán bộ thiết kế trong nhà máy, tuyển thêm lực lượng cán bộ mới có khả năng để hoạt động này có hiệu quả tốt hơn. Mặt khác Công ty cũng cần tổ chức chặt chẽ hơn nữa công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá, giảm tối đa các sai hỏng do công tác kỹ thuật. Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã, dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường nội địa, kéo người dân Việt về tiêu dùng những sản phẩm Việt.