Phân tích chi tiết kết quả tiêu thụ theo sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 42 - 43)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA HANOSIME

2.Phân tích chi tiết kết quả tiêu thụ theo sản phẩm

Công ty dệt may Hà Nội có bốn chủng loại sản phẩm chủ yếu có sản lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ của toàn Công ty. Đó là các sản phẩm thuộc chủng loại mặt hàng sợi đơn các loại, các sản phẩm dệt kim, các sản phẩm vải bò Denim và các sản phẩm may bằng vải bò Denim. Trong đó doanh thu sản phẩm dệt kim và sản phẩm sợi chiếm hơn 70% trong tổng doanh thu của Công ty hàng năm. Để hiểu rõ hơn về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, chúng ta sẽ theo dõi tình hình tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty trong một số năm gần đây, kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty

Mặt hàng ĐVT Năm 2004 Năm 2005 So sánh (%) Số lượng Giá trị (tr.đ) Số lượng Giá trị (tr.đ) Số lượng Giá trị Sợi Tấn 15.969 238.027 18.190 297.440 113,90 124,96 SP dệt kim 1000 sp 7.460 275.821 7.982 310.457 106,99 112,55 Vải Denim 1000 m 5.172 120.996 6.960 149.400 134,57 123,47

SP Denim 1000 sp 690 27.638 717 35.628 103,91 128,90 Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường

Qua bảng 2.5 ta thấy tình hình tiêu thụ của HANOSIMEX đều tăng cả về số lượng và giá trị, tốc độ tăng về giá trị của các mặt hàng hầu hết đều cao hơn tốc độ tăng về sản lượng. Điều này chứng tỏ các mặt hàng của Công ty đã tạo được uy tín, có chỗ đứng trên thị trường và giá cả sản phẩm đang có chiều hướng tăng nhẹ. Điều đó được thể hiện như sản phẩm sợi, sản lượng tăng 113,90% nhưng giá trị lại tăng 124,96%, hay sản phẩm dệt kim số lượng tăng 106% nhưng giá trị tăng 112,55%. Nhưng xét trên tất cả các mặt hàng thì cả sản lượng và giá trị đều tăng lên. Sản phẩm dệt kim giá trị năm 2005/2004 tăng 112,55%, các sản phẩm dệt kim khác cũng tăng lên 128,90%. Đây là kết quả đáng khích lệ Công ty cần tiếp tục phát huy kết quả này.

Đối với sản phẩm sợi, do sản phẩm của Công ty có chất lượng cao nên các công ty làm hàng dệt may xuất khẩu đến với công ty là chủ yếu, đặc biệt là các công ty trong TP Hồ Chí Minh. Các nhà máy dệt may trong Công ty cũng tiêu thụ một lượng không nhỏ. Thị trường xuất khẩu mặc dù thấp hơn nhưng cũng đóng vai trò quan trọng và tăng đều hàng năm.

Khác với thị trường sợi, thị trường may mặc, dệt kim, khăn bông chủ yếu xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Italia, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan,… Trong đó, Nhật là thị trường truyền thống, tiêu thụ nhiều nhất, doanh thu hàng năm khoảng hơn 600.000 USD. Đặc biệt là thị trường Mỹ, tuy mới nhưng năm 2002 vừa qua đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của công ty. Các nước khác là thị trường mới nhưng cũng đầy tiềm năng. Tỷ lệ khối lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng đều hàng năm, khoảng trên 12%. Thị trường nội địa khá ổn định với gần 80 triệu dân. Tuy nhiên, thị trường này tiêu thụ còn ít, tỷ lệ doanh thu còn thấp khoảng hơn 10%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 42 - 43)