Điểm yếu của Công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 54 - 55)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA HANOSIME

3. Điểm yếu của Công ty

Việc nghiên cứu thị trường của Công ty được tiến hành chưa tốt, độ chính xác chưa cao. Việc nghiên cứu các nhu cầu mới còn mang tính thụ động, thiếu tính chất dự báo cụ thể. Quy mô sản xuất của công ty là lớn, các đơn vị sản xuất kinh doanh lại phân tán do đó không tránh khỏi sự sơ xuất trong hoạt động quản lý. Điều này xuất phát từ cơ sở và thiết bị thông tin chưa được tối ưu, chưa có mạng lưới giám sát, kiểm tra quy về một mối một cách thường xuyên, liên tục.

Cơ cấu tổ chức của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng. Cho nên mặc dù nó phát huy được tính năng động, sáng tạo song không tránh khỏi sự chồng chéo, nhiều khi là quá tải đối với các phòng ban trong một số thời điểm.

Sản phẩm tuy đã chú trọng đa dạng hoá song kiểu dáng mẫu mã còn đơn điệu, kém về khả năng thay đổi mẫu mốt. Đa dạng hoá mới chỉ dừng lại ở khu vực thị trường có thu nhập thấp, chưa có nhiều sản phẩm cao cấp về dệt kim đáp ứng nhu cầu thị trường có mức thu nhập cao mà các đối thủ khác chiếm ưu thế như may Nhà Bè, Dệt Thành Công, Dệt Nha Trang.

Giá bán còn tương đối cao so với mức thoả dụng của người tiêu dùng. Công tác phát triển thị trường chưa thực sự được chú trọng. Trong việc thâm nhập thị trường xuất khẩu về

một số mặt hàng Hanosimex vẫn được bảo hộ so với khu vực tư nhân, bởi hạn ngạch được phân bố ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng điều này đã và sẽ tiếp tục bị thu hẹp trong tương lai. Vì vậy công ty cần phải có những chính sách, chiến lược thích hợp, phải chú tâm nhiều hơn đến các nhân tố phi giá khác nếu công ty vẫn muốn tiếp tục cạnh tranh trên thị trường.

Hoạt động tiêu thụ trên thị trường nội địa vẫn còn chưa đạt được như những kết quả mà Công ty mong muốn như:

- Doanh thu quần áo dành cho người lớn tăng không đáng kể do sản phẩm này chưa thực hiện việc cải tiến mẫu mã và màu sắc.

- Doanh thu tại thị trường Hà Nội đang có dấu hiệu bị chững lại.

- Sản phẩm tuy đã chú trọng đa dạng hoá, song kiểu dáng mẫu mã còn đơn điệu, kém về khả năng thay đổi mẫu mốt. Đa dạng hoá mới chỉ dừng lại ở khu vực thị trường có thu nhập thấp, chưa có nhiều sản phẩm cao cấp về dệt kim đáp ứng nhu cầu thị trường có mức thu nhập cao mà các đối thủ cạnh tranh khác chiếm ưu thế hơn như May Nhà Bè, Dệt Thành Công, Dệt Nha Trang.

- Chính sách giá còn cứng nhắc như xây dựng giá bán còn cao đối với các sản phẩm tồn kho, sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm sai hỏng, không hợp thời trang… và như vậy các loại sản phẩm này không được tiêu thụ một cách nhanh chóng làm cho vòng quay của vốn lưu động chậm và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sản phẩm của Trung Quốc có giá thấp hơn nhưng lại có mẫu mã phong phú hơn nhiều sản phẩm của Công ty.

- Chính sách xúc tiến bán hàng của Công ty còn ít, kinh phí đầu tư hạn chế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)