Quần áo dệt kim khác 1,9 5,5 13,79 5,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 45 - 46)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA HANOSIME

4 Quần áo dệt kim khác 1,9 5,5 13,79 5,

Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Phòng thương mại

Như vậy, mặt hàng áo Polo-shirt và áo T-shirt là hai mặt hàng chủ lực của Công ty. Hai mặt hàng này chiếm hơn 70% sản lượng và chiếm tới 71,9% doanh thu. Tuy nhiên, sản lượng của hai mặt hàng này đang có dấu hiệu chững lại đặc biệt là áo T-shirt, ở năm 2005 sản lượng chỉ tăng là 105,79 % so với năm 2004, cơ cấu doanh thu cũng giảm xuống từ 35,18% năm 2004 còn 33,13% năm 2005. Quần áo thể thao và quần áo dệt kim khác cũng có biến động trong cơ cấu nhưng không đáng kể. Với tình hình này là một điều Công ty cần quan tâm trong thời gian tới, bởi vì theo Tổng công ty Dệt May Việt Nam thì tốc độ tăng trưởng hàng dệt kim trong nước là từ 15-20%. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mấy năm gần đây hàng dệt kim bị cạnh tranh quyết liệt cả mặt hàng trong nước và mặt hàng nước ngoài. Sản phẩm áo Polo- shirt và T-shirt là những mặt hàng rất phù hợp với với thời tiết Việt Nam nên rất được mọi người ưa chuộng, nên nhiều công ty đã tập trung sản xuất và tiêu thụ mạnh các mặt hàng này. Mặt khác, do Công ty dệt may Hà Nội chưa có chính sách hợp lý trong việc tiêu thụ trong thị trường nội địa các sản phẩm của mình, đặc biệt là không khuếch chương quảng cáo sản phẩm nên mặt hàng của công ty đang bị yếu thế so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác.

Sản phẩm quần áo thể thao của Công ty được đánh giá là có khả năng sinh lời cao nhất và sản phẩm này đang có chiều hướng tăng trưởng cao. Năm 2005 sản lượng mặt hàng này có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cũng như mục tiêu mà Công ty đề ra. Mặt hàng này cũng đem lại mức tăng trưởng về doanh số cao năm 2004 sản lượng mặt hàng này chiếm 11,58% nhưng doanh số lên tới 22,56% tổng doanh thu các sản phẩm dệt kim. Công ty cần duy trì và phát triển các loại mặt hàng này, vì quần áo thể thao được nhiều người ưa chuộng bởi vì nó đem lại phong cách trẻ trung, khoẻ khoắn cho người mặc, đồng thời bộ quần áo loại này cũng rất hợp thời trang khi đi dạo phố hay mua sắm.

Một số mặt hàng quần áo dệt kim khác như quần áo lót, quần đùi, áo ba lỗ… tuy không phải là mặt hàng chủ đạo của Công ty nhưng Công ty cũng đã có thế mạnh về các loại sản phẩm này vì vậy Công ty cần chú trọng và phát triển hơn nữa, doanh thu năm 2005 loại sản phẩm này đã tăng 119,85% so với năm 2004, nhưng doanh thu mới chỉ chiếm 5-6% trong tổng doanh thu các sản phẩm dệt kim.

3.2. Phân tích kết quả tiêu thụ theo nhóm khách hàng của sản phẩm dệt kim

Sản phẩm dệt kim của Công ty là rất đa dạng và phong phú, các sản phẩm quần áo trẻ em của Công ty hiện nay cũng khá phong phú về mẫu mã cũng như kiểu dáng. Hiện nay, chủng loại quần áo phục vụ nhóm khách hàng này đang tăng dần cả về số lượng và doanh thu. Cụ thể ta theo dõi bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8: Doanh thu và sản lượng quần áo dệt kim phân theo nhóm khách hàng

STT Nhóm hàng Năm 2004 Năm 2005 Số lượng 1000 sp Tỷ trọng (%) Số lượng 1000 sp Tỷ trọng (%) 1 Quần áo trẻ em 3.573 48 4070 51

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)