QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 28 - 31)

CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI NỘI

1. Giới thiệu chung về Công ty

Ngày thành lập : 21-11-1984 Tên giao dịch của công ty : HANOSIMEX

Địa chỉ : Số 1- Mai Động – Hoàng Mai – Hà Nội Điện thoại : 04.8624619 – 04.8620132 Fax : 84-4-862233 Giấy phép thành lập số : 105927 cấp ngày 2/4/1993 Vốn pháp định : 128.239.554.910 VNĐ Vốn điều lệ : 161.304.334.701 VNĐ Vốn kinh doanh : 161.304.334.701 VNĐ Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp Nhà Nước Cơ quan quản lý cấp trên : Tổng công ty dệt may Hà Nội

Tài khoản tiền Việt : 701.A00022 - NH công thương Việt Nam.

Công ty dệt may Hà Nội là đơn vị thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam. Là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc.

Ngày 7/4/1978, Tổng công ty Nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng nhà máy sợi Hà Nội. Tháng 2/1979 bắt đầu khởi cơng xây dựng.

Ngày 21/11/1984, chính thức bàn giao các hạng mục cơng trình cho nhà máy quản lý điều hành với tên gọi là Nhà máy sợi Hà Nội.

Tháng 12/1989, đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số 1, tháng 6/1990 đưa vào sản xuất.

Tháng 4/1990, Bộ kế hoạch và đối ngoại cho phép nhà máy kinh doanh xuất khẩu trực tiếp tên giao dịch viết tắt HANOSIMEX.

Tháng 4/1991, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức hoạt động Nhà máy sợi Hà Nội thành xí nghiệp liên hợp Sợi - Dệt kim Hà Nội.

Tháng 10/1993, Bộ công nghiệp quyết định sáp nhập Nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào công ty.

Ngày 19/5/1994, khánh thành nhà máy dệt kim bao gồm: Dệt, nhuộm, may.

Tháng 6/1994, Bộ công nghiệp quyết định đổi tên xí nghiệp thành Công ty dệt Hà Nội với tên giao dịch HANOSIMEX. Tháng 3/1995, Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập cơng ty Dệt Hà Đơng vào xí nghiệp liên hợp.

Ngày 28/2/2000, để phù hợp tình hình xu thế mới, được sự đồng ý của Bộ chủ quản Tổng công ty dệt may Việt Nam quyết định đổi tên Công ty dệt Hà Nội thành công ty dệt may Hà Nội như hiện nay.

Ngày 12/1/2001, Nhà máy sản xuất vải Denim được đưa vào sản xuất. Ngày 1/11/2001, khánh thành nhà máy may II. Ngày 1/11/2001, khánh thành nhà máy may thời trang.

Như vậy cho đến nay, Cơng ty dệt may Hà Nội đã có thiết bị cơng nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của công ty luôn đạt được chất lượng cao, được tặng thưởng nhiều huy chương vàng, bạc và bằng khen tại các hội trợ triển lãm kinh tế kỹ thuật hàng năm, được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Hàng năm cơng ty đã đóng góp cho Nhà nước một lượng ngân sách đáng kể, tạo công ăn việc làm cho khoảng 5.500 lao động. Cơng ty có diện tích mặt bằng khoảng 24 ha, tồn bộ thiết bị của những nước có cơng nghệ hiện đại như: Italia, CHLB Đức, Hà Lan, Hàn Quốc.

Hiện nay công ty bao gồm các thành viên như:

1. Nhà máy sợi Hà Nội

2. Nhà máy sợi Vinh

3. Nhà máy dệt Hà Đông

4. Nhà máy dệt nhuộm

5. Nhà máy dệt vải Denim

6. Nhà máy thêu Đông Mỹ

7. Nhà máy may thời trang

8. Nhà máy may I, II, III

9. Các đơn vị dịch vụ khác.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Là một công ty lớn của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, được trang bị tồn bộ thiết bị của Italia, Đức, Hàn Quốc… Cơng ty dệt may Hà Nội có những chức năng chính sau đây:

- Công ty chuyên sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng cao như: các loại sợi, sợi se, các loại vải dệt kim, thành phẩm may mặc bằng vải dệt kim, khăn bơng, vải bị…

- Công ty chuyên nhập khẩu các loại bông xơ, phụ tùng, hiết bị chuyên ngành, hoá chất, thuốc nhuộm,… Bên cạnh đó, Cơng ty có thêm chức năng là thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ có liên quan đến hoạt động của công ty, trực tiếp tham gia mua bán với các đối tác nước ngoài.

b. Nhiệm vụ

- Đây là một công ty lớn của Tổng công ty dệt may Việt Nam. Công ty được Nhà nước giao vốn và cho toàn quyền sử dụng, tự quản lý điều hành sản xuất nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Công ty sản xuất những mặt hàng sợi cung cấp cho các đơn vị dệt may trong nước và xuất khẩu. Nhiệm vụ trực tiếp của công ty là điều hành các dây chuyền sản xuất, tìm nguồn nguyên vật liệu, vật tư phụ tùng, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Cơng ty được tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế, thiết lập các mối liên doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Chú trọng phát triển mặt hàng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và bảo đảm thu nhập ổn định cho hơn 5.500 người lao động. Khơng ngừng đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật, chun mơn cho cán bộ công nhân viên trong công ty phấn đấu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất.

- Bảo vệ cơng ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ mơi trường, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, làm trịn nghĩa vụ quốc phịng.

- Thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước, thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo đời sống và việc làm cho cán bộ công nhân viên.

3. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh của công ty.

Công ty dệt may Hà Nội là công ty sản xuất nhiều sản phẩm với nhiều chủng loại sản phẩm mẫu mã khác nhau như sản phẩm sợi, sản phẩm dệt kim, khăn, vải bò… Nhưng chủ yếu là sợi và các mặt hàng dệt kim, còn các sản phẩm như vải Denim (vải bò), các sản phẩm

Denim đang có mức tăng trưởng nhanh nhưng mới chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu của Công ty.

Sản phẩm sợi được sản xuất ra với chất lượng khá cao đã và đang có uy tín trên thị trường trong và ngồi nước. Thị trường chủ yếu của sản phẩm sợi là thị trường nội địa, vì đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu của các doanh nghiệp dệt may. Công ty luôn giữ những bạn hàng lâu năm và khơng ngừng tìm kiếm thị trường mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sợi đã có mặt chủ yếu là các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Hiện nay, Công ty đang không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng các loại sản phẩm này để tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ.

Sản phẩm dệt kim xuất hiện trên thị trường từ những năm 1997. Sản phẩm sản xuất địi hỏi phải có chất lượng cao, quá trình sản xuất phức tạp. Thị trường xuất khẩu là các nước Mỹ, Nhật, EU, Asean, Đài Loan và một số các nước khác.

Thị trường xuất khẩu của công ty đối với vải Denim là Libăng, Thuỵ Điển và một số các nước khác như Nhật Bản hay Mỹ…Trên thị trường có các cơng ty, nhà máy sản xuất vải bị trong nước như: Cơng ty dệt may Phong Phú, và công ty liên doanh Bộ. Còn các sản phẩm vải bò chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước khác. Các thị trường xuất khẩu của cơng ty ln địi hỏi chất lượng sản phẩm cao và mẫu mã đẹp. Hiện nay, Công ty vẫn đang phát triển rất tốt và ổn định thị trường sản phẩm này.

Sản phẩm khăn của cơng ty chủ yếu được tiêu thụ ở nước ngồi như: Nhật, Đức, Đài Loan, EU, Mỹ và một số các nước khác với kim ngạch xuất khẩu rất cao nhưng một vài năm gần đây do nhu cầu của thị trường trong nước cũng tăng lên nên giá trị xuất khẩu có giảm xuống nhằm phục vụ thị trường trong nước. Công ty vẫn giữ được những khách hàng truyền thống, duy trì ổn định những đơn đặt hàng trong năm nên vẫn giữ được vị thế so với các đối thủ cạnh tranh. Các mặt hàng khác của Công ty hiện nay vẫn đang không ngừng phát triển và chiếm được rất nhiều sự tín nhiệm của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)