Thị trường dệt may Việt Nam:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 33 - 34)

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, ngành đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Ngành Dệt – May của nước ta là ngành chiếm vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó thì dệt may Việt Nam ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước với các loại quần áo phù hợp với các mùa khác nhau.

Thị trường của sản phẩm dệt may rất phong phú đa dạng do chính đặc điểm của nó và có rất nhiều cơng ty trong và ngồi nước sản xuất. Đối với sản phẩm này thì thị trường nội địa cịn bỏ ngỏ tuy có nhu cầu tiêu thụ lớn, phong phú đa dạng.

Sản phẩm dệt may có chất lượng và giá cả cao hơn sản phẩm dệt thoi. Do vậy, trong điều kiện kinh tế nước ta còn chưa phát triển mạnh, thu nhập quốc dân trên đầu người còn thấp nên khả năng tiêu thụ sản phẩm này là khó. Thị trường trong nước của sản phẩm này đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, mẫu mã… Hiện nay, có một số cơng ty đã chú trọng thị trường trong nước nên đã đầu tư trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, thiết kế những sản phẩm có mẫu mã đẹp để ngày càng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ln có thế mạnh về giá cả là thấp, mẫu mã chủng loại phong phú phù hợp với thu nhập của người dân trong nước. Nhưng mặt hạn chế của hàng Trung Quốc là chất lượng kém nên thị phần của sản phẩm này ngày càng bị thu hẹp. Các công ty trong nước đang dần chiếm lĩnh thị trường đối với những sản phẩm này, do họ đã tận dụng được nguồn nguyên vật liệu thừa và các sản phẩm xuất khẩu bị lỗi được đem ra bán. Mặt khác, nhu cầu của các vùng miền, cho các đối tượng là khác nhau nên các công ty ngày càng hồn thiện cơng tác thiết kế mẫu mã phù hợp hơn với từng mùa, từng vùng đối tượng.

Các mặt hàng dệt kim và một số mặt hàng khác hiện cũng đang dần được khẳng định trên thị trường quốc tế thông qua hoạt động xuất khẩu ra thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Kim ngạch xuất khẩu qua các năm đối với các mặt hàng cho các thị trường là khá cao. Xu hướng hiện nay của các mặt hàng dệt may là đẩy mạnh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các cơng ty, doanh nghiệp cũng hướng sản phẩm của mình vào thị trường nội địa với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, chủng loại phong phú và giá rẻ.

Ngành dệt may hiện nay đang là một ngành tiềm năng phát triển mạnh nên các công ty đang ngày càng phát huy khả năng trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Không chỉ là cạnh tranh với các công ty nước ngoài trong hướng xuất khẩu các sản phẩm dệt may mà cịn có sự cạnh tranh trong nội bộ ngành, giữa các cơng ty. Và điều đó làm cho chất lượng sản phẩm của các công ty sản xuất ra là cao và giá thành sản phẩm ngày càng hạ, mẫu mã ngày càng phong phú hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 33 - 34)