II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA HANOSIME
4. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm sợ
Mười năm qua, với tổng giá trị đầu tư hơn 600 tỷ đồng, các dự án đầu tư của Công ty đều xuất phát từ nhu cầu tất yếu của sản xuất và thị trường. Đặc biệt, Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy dệt hoàn tất vải dệt kim cùng với năm nhà máy may, đầu tư đổi mới dây chuyền kéo sợi và dệt kim bằng những dây chuyền hiện đại để sản xuất những mặt hàng chất lượng cao như sợi Cotton, sợi Peco,… Hiện nay, xu thế phát triển của thị trường sản phẩm sợi đang có nhiều triển vọng. Và hằng năm, doanh thu do bán sợi của Hanosimex đều chiếm trên 30% tổng doanh thu, chưa kể đến phần sản lượng sợi tiêu thụ nội bộ. Trong đó, doanh thu sản phẩm này tại khu vực Hà Nội. Cụ thể ta theo dõi bảng 2.13 sau:
Bảng 2.13: Doanh thu sản phẩm sợi theo khu vực
Đơn vị: Triệu đồng
Khu vực Năm 2004 Năm 2005 So sánh
05/04(%)
Hà Nội 174.947 206.860 118,2
Vinh 63.080 90.580 143,5
Tổng 238.027 297.440 124,9
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường
Có thể thấy được tình hình tiêu thụ sản phẩm sợi của Công ty đang phát triển khá tốt. Doanh thu tăng khá cao năm 2005 tăng khá cao so với năm 2004. Mặt khác cơ cấu doanh thu sản phẩm này cũng khá cao trong cơ cấu tổng doanh thu của tồn Cơng ty cụ thể là doanh thu sản phẩm sợi chiếm khoảng 35%. Đây là một sản phẩm thế mạnh của Công ty và đang không ngừng được cải tiến về mặt công nghệ, kỹ thuật để nâng cao hơn nữa chất lượng sợi đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế. Mặt khác, thực tế hiện nay công nghiệp dệt may của nước ta chủ yếu phải nhập khẩu nguyên vật liệu của nước ngồi do nguồn ngun liệu trong nước khơng đủ cung cấp, nên trong thời gian tới, Công ty cần tiếp
tục cải tiến, nâng cao chất lượng cũng như năng suất để đáp ứng tốt hơn nhu cầu nguyên liệu cho ngành dệt may nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài.