Những nguyên nhân chủ yếu 1 Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 55 - 60)

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA HANOSIME

4. Những nguyên nhân chủ yếu 1 Nguyên nhân chủ quan

4.1. Nguyên nhân chủ quan

- Quy mô sản xuất của Công ty là lớn, các đơn vị sản xuất kinh doanh lại bị phân tán, do đó khơng tránh khỏi sự sơ xuất trong hoạt động quản lý. Điều này xuất phát từ cơ sở và thiết bị thơng tin chưa được tối ưu, chưa có mạng lưới giám sát, kiểm tra quy về một mối một cách thường xuyên, liên tục. Cơ cấu tổ chức của Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng. Cho nên mặc dù nó phát huy được tính năng động, sáng tạo song không tránh khỏi sự chồng chéo, nhiều khi là quá tải đối với các phòng ban tại một số thời điểm.

- Hiện nay, Cơng ty chưa có được một đội ngũ cán bộ thị trường có chun mơn, năng lực và kinh nghiệm để nghiên cứu, đưa ra các chiến lược nhằm thâm nhập, mở rộng thị trường, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty. Cơng ty cịn ít kinh nghiệm trong

quảng bá, tiếp thị sản phẩm. Đối với một số sản phẩm thì lại bỏ quên một thị trường tiềm năng như sản phẩm dệt kim với thị trường nội địa.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt kim có khối lượng lớn nên phải huy động sản xuất liên tục nhưng vẫn không đảm bảo được hợp đồng nên có thể tiến hành gia cơng bên ngồi, vì thế chất lượng sản phẩm là không đảm bảo. Bên cạnh đó do tranh thủ khách hàng, giữ vững thị trường may nên đôi khi các đơn đặt hàng được ký kết đơi khi cịn chủ quan. Trong sản xuất các sản phẩm khăn, mũ chưa khai thác hết công suất của dây chuyền công nghệ mới đưa vào sản xuất.

- Các yếu tố như chính sách giá cả, tiềm lực về tài chính của Cơng ty, hay các chính sách marketing, quảng cáo, khuyến mại… cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty. Vì theo điều tra, người dân Việt Nam thường khơng trung thành với bất kì một hãng sản phẩm nào, dễ bị thu hút bởi các chiến dịch quảng cáo và khuyến mại, nên việc tăng cường hiệu quả ở các khâu này là rất quan trọng.

- Bộ máy cán bộ lãnh đạo của Công ty cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất kinh doanh. Các quyết định của họ có thể đem lại cho Cơng ty những kết quả rất tốt trong việc sản xuất kinh doanh nhưng cũng có thể đưa đến tình trạng khó khăn. Việc áp dụng các chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ cơng nhân viên trong Công ty cũng như đối với khách hàng có thể cũng đem lại các kết quả ngồi mong đợi của mọi người. Đây là một yếu tố khá quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Cơng ty.

Có nhiều ngun nhân, yếu tố khác nhau nhưng ta có thể tổng hợp các yếu tố chính từ mơi trường bên trong Cơng ty mà có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh, tạo nên những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Cụ thể chúng ta theo dõi bảng sau:

Bảng 2.13: Tổng hợp các yếu tố nội lực của Công ty dệt may Hà Nội

Yếu tố môi trường KD

Điểm mạnh ( S ) Điểm yếu ( W )

Ban Lãnh đạo

- Có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trên thương trường

- Trình độ khơng cao

- Khả năng thích nghi với mơi trường kinh doanh cịn hạn chế

Tài chính

- Có sự giúp đỡ của Tổng Cơng ty và Chính phủ

- Phụ thuộc vào vốn vay

- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn

Marketing Ngiên cứu thị trường

- Có đội ngũ nhân viên nhiệt tình

- Chưa có phịng marketing, cơng tác nghiên cứu và phân khúc thị trường còn yếu

Sản phẩm

- Nhãn hiệu HANOSIMEX được nhiều người biết đến - Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000

- Chất lượng cao, chất liệu tốt

- Mẫu mã chưa phong phú, hấp dẫn

Giá - Giá bán tương đối thấp

Phân phối

- Có hệ thống phân phối riêng, khá rộng

- Chưa có chính sách chiết khấu hợp lý đối với các trung gian

Xúc tiến bán

- Tham gia nhiều hội chợ, triển lãm

- Tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm

- Kinh phí đầu tư hạn chế

- Rất ít quảng cáo và khuyến mãi

4.2. Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh các yếu tố nội lực bên trong Cơng ty thì cịn có những yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Đây là các yếu tố mà Công ty khơng thể kiểm sốt được. Sự ảnh hưởng của các yếu tố này là nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào khả năng dự đốn của Cơng ty trước sự biến động liên tục của môi trường kinh doanh. Trên cơ sở cơng tác dự báo đó mà Cơng ty có thể đưa ra được các phương án kinh doanh, phương pháp đối phó phù hợp nhất để Cơng ty tận dụng được tối đa các lợi thế và khắc phục, hạn chế các nguy cơ có hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Sức mua của khách hàng tăng mạnh, nhu cầu ngày càng tăng mở ra cho Công ty cơ hội phát triển thị trường, mở rộng quy mô sản xuất cũng như nâng cao uy tín của mình.

- Bên cạnh đó thì do hiện nay Nhà nước mở rộng khuyến khích đầu tư kinh doanh của các thương nhân, nên có rất nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường cũng kinh doanh sản phẩm như của Cơng ty. Cơng ty có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới. Các doanh

nghiệp nhỏ này thường chỉ tập trung đi sâu vào một vài chủng loại sản phẩm nhất định nên họ có lợi thế cạnh tranh khá lớn trên thị trường.

- Thêm vào đó, nền kinh tế tăng trưởng mạnh, cơng nghệ khoa học ngày càng phát triển.Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh, xu hướng dùng đồ nhập ngoại cũng nhiều hơn điều này tạo nên tình hình doanh số tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty ở một số khu vực thị trường bị chững lại trong thời gian gần đây.

- Năm 2006, khi biểu thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) thì cơng ty phải đối phó với việc hàng hố của nước ngồi tràn vào thị trường nội địa. Những thách thức này địi hỏi Cơng ty phải có những giải pháp ngay từ bây giờ để tìm cho mình một chỗ đứng vững chắc và phát triển.

- Hiện nay, tốc độ tăng dân số rất nhanh, cơ cấu dân số luôn thay đổi. Công ty cần làm tốt cơng tác nghiên cứu thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp. Tổng hợp các nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của Cơng ty ta có bảng 2.14.

Bảng 2.14: Tổng hợp phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài

Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Kinh tế

- Nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định

- Thu nhập bình quân đầu người tăng cao

Chính trị và pháp luật

- Xu hướng hội nhập quốc tế giúp các DN mở rộng thị trường, tận dụng cơ hội đầu tư - NN phê chuẩn chiến lược tăng tốc ngành dệt may tới năm 2010

- Hàng rào thuế quan sẽ hạ thấp dần, xu hướng bảo hộ của NN khơng cịn

- Cạnh tranh ngày càng khốc liệt

Công nghệ - Chuyển giao công nghệ mới từ nước ngoài

- Áp lực trong vấn đề đổi mới công nghệ

Văn hoá – xã hội

- Bỏ nhiểu tiền hơn để tiêu dùng - Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm cao cấp

- Xu hướng tiêu dùng hàng ngoại nhập

Nhân khẩu

- D.số đông, tăng quy mô thị trường

- Sự chuyển dịch cơ cấu dân số từ nông thôn ra thành thị

Tự nhiên - Miền Bắc có đủ bốn mùa nên cơ cấu sản phẩm đa dạng

- Phần lớn nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài

Khách hàng

- Sức mua tăng

- Nhiều phân khúc thị trường chưa được đáp ứng

- Khách hàng có yêu cầu ngày càng cao về sản phẩm may mặc

Đối thủ cạnh tranh

- Xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ

- Đối thủ có chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao

Nói tóm lại, cho đến thời điểm hiện nay thì đứng trong vịng xốy phát triển của thị trường, Công ty dệt may Hà Nội cũng như bất cứ một công ty nào khác cũng gặp phải khơng ít những khó khăn. Mặc dù có nhiều khó khăn như vậy nhưng HANOSIMEX vẫn giữ được vai trị quan trọng trong ngành dệt may nói riêng và tồn nền kinh tế nói chung cũng là một sự thành cơng đáng khích lệ. Mặc dù có nhiều khó khăn như vậy nhưng HANOSIMEX vẫn giữ được vai trò quan trọng trong ngành dệt may nói riêng và tồn nền kinh tế nói chung cũng là một sự thành cơng đáng khích lệ. Để tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới Công ty phải không ngừng nâng cao cải thiện các hoạt động của mình và đưa ra được các chiến lược kinh doanh hợp lý hơn nhằm phát triển hơn nữa thương hiệu của Công ty và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI PHẨM DỆT MAY CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI

ĐỊA

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội pdf (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)