- Cung cấp cho Văn phũng Chớnh phủ cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, phối hợp với Văn phũng Chớnh phủ trong
b. Các phương hướng cụ thể gồm:
3.2.4. Nhóm giải pháp về yếu tố chuẩn hoá của nền hành chính nhà nước.
Một là, để thực hiện công cuộc cải cách hành chính thỡ phải cú những hệ thống chuẩn, hoàn chỉnh về thụng tin trong hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước các cấp một cách hệ thống, chi tiết, khoa học và hiệu quả. Muốn vậy, phải tiến hành cải tổ lại, sắp xếp lại cỏc quy trỡnh nghiệp vụ hành chớnh trờn cơ sở khoa học hoá và hiệu quả hoá quản lý hành chớnh của từng cấp, từng cơ quan trong bộ máy quản lý hành chớnh nhà nước. Ở đây đũi hỏi phải cú những quy trỡnh chuẩn mực về hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm tính thống nhất của toàn hệ thống. Muốn có được những yếu tố này, một trong những khâu quan trọng là là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh; phải có được những kết quả của quỏ trỡnh cải cỏch được đúc kết thành quy định mang tính pháp lý, thống nhất trong nền hành chớnh nhà nước. Yếu tố này sẽ tác động lên quy mô tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ quản lý hành chớnh nhà nước theo yêu cầu khoa học hoá và hiệu quả hoá.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về chính phủ điện tử, tạo cơ sở pháp lý cho việc xõy dựng và triển khai chớnh phủ điện tử ở Việt Nam. Nhà nước cần ban hành Luật về chính phủ điện tử, trong đó quy định rừ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong đó chính phủ điện tử, quyền và nghĩa vụ của người dân, doanh nghiệp và các đối tượng khác khi tham gia vào chính phủ điện tử, cũng như xác định rừ những phương thức cung cấp dịch vụ hành chính qua mạng.
Đồng thời cần xây dựng và hoàn thiện các luật cơ bản khác như: luật giao dịch điện tử, luật tiếp cận thông tin, luật về tội phạm công nghệ thông tin, v.v... Cùng với các luật này, cần xây dựng và ban hành: Nghị định về chữ ký điện tử và xác thực điện tử; Nghị định về thanh quyết toán điện tử trong ngân hàng; Nghị định về giao dịch điện tử trong
hoạt động thương mại; Nghị định về giao dịch điện tử của các cơ quan nhà nước; Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, v.v...
Việt Nam đang thay đổi nhanh trên tất cả các lĩnh vực. Pháp luật cũng phải thay đổi theo, bắt kịp với đũi hỏi của cuộc sống. Sẽ khụng thể tạo ra một mụ hỡnh lý tưởng, điều chỉnh tất cả các lĩnh vực mà pháp luật phải giải quyết từng vấn đề cụ thể. Muốn vậy, cần tăng cường cơ chế tiếp cận thông tin, cơ chế tham vấn, đưa ý kiến của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xó hội vào luật phỏp.
Ba là, cần tăng cường củng cố công tác tổ chức phục vụ tin học hoá hành chính, cụ thể là công tác tổ chức trong từng tỉnh, thành phố, trong từng bộ, ngành; giải quyết tốt vấn đề nguồn nhân lực thông tin ở từng cơ sở.
Bốn là, cần nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh các chuẩn về tài liệu điện tử, các mó dữ liệu,v.v... tuõn theo quy định tiêu chuẩn chung của quốc gia và quốc tế.
Nghiên cứu và hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc tế cho phù hợp điều kiện xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam. Để có được một chính phủ điện tử hoàn chỉnh, các website của các cơ quan nhà nước phải không ngừng hướng tới việc hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như: công bố thông tin, cơ sở dữ liệu, âm thanh, video clip, hỗ trợ ngôn ngữ thứ hai, không có quảng cáo, không thu phí thuê bao, không thu phí sử dụng, hỗ trợ người khuyết tật, có chính sách bảo đảm quyền riêng tư, có chính sách bảo mật, hỗ trợ chữ ký số trong cỏc giao dịch trực tuyến, có khả năng thanh toán phí dịch vụ bằng thẻ tín dụng, cho phép góp ý trực tuyến, cho phép cập nhật thông tin qua email, cho phép tuỳ biến cá nhân và có thể truy cập từ PDA.