1. Nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường thông qua mô hình thành lập các nhóm tự quản trong khu vực. mô hình thành lập các nhóm tự quản trong khu vực.
- Hình thành các nhóm tự quản về vệ sinh môi trường nhằm nâng cao vai trò của các nhóm xã hội, tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức đòan thể. Ở mỗi tổ hoặc thôn thành lập một nhóm tự quản về tình hình vệ sinh môi trường với những nhiệm vụ cụ thể như:
+ Thành phần nhóm: một số người dân nòng cốt (do người dân giới thiệu) giữ vai trò chủ đạo, với sự tham vấn của đại diện các tổ chức đoàn thể trong khu vực.
+ Nhiệm vụ: tổ chức các họat động truyền thông tại khu vực, giải quyết các vấn đề có liên quan đến vệ sinh môi trường, hàng tháng phát động các phong trào, họat động vệ sinh môi trường.
- Nâng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho nhóm tự quản.
- Có một số hình thức khen thưởng khuyến khích, động viên tinh thần người dân cùng tham gia.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giữ gìn vệ sinh chung nhằm thay đổi hành vicủa người dân. của người dân.
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền, vận động hơn. - Thayđổi cách thức tổ chức:
+ Lồng ghép các chương trình văn nghệ, tiểu phẩm xoay quanh những câu chuyện gắn với vấn đề vệ sinh môi trường trongcuộc sống hàng ngày.
+ Có những tài liệu hìnhảnh minh họa, dễ hiểu.
+ Quay video clip để truyền thông, hướng dẫn, và nêu tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường năng lực, đào tạo kỹ năng cho truyền thông viên.
- Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, “Cần có người ở nơi khác ở cấp huyện, cấp tỉnh đến tuyên truyền sẽ thuyết phục hơn, người trong thôn nói không ai nghe. Cần có sự phối hợp giữa các tổ chức ban ngànhđoàn thể. Làm việc độc lập thì người dân không hợp tác (người dân không đi họp, không có tiếng nói đối với người dân)”. (TLN nữ thôn Phương Phi, Cát Tiến, Phù Cát). Một lần nữa cho thấy, cần đẩy mạnh công tác tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý nhằm tạo sự tin tưởng trong người dân.
- Thường xuyên phát động các phong trào tòan dân giữ gìn vệ sinh chung: “Nhà nước nên phátđộng toàn dân dọn vệ sinh công cộng nhân dịp các ngày lễ để dần dần thay đổi nhận thức của người dân.” (PVS cán bộ huỵên An Nhơn)
Hộp: Một số họat động điển hình về thu gom rác, xử lý rác thải
1. Những sinh viên tình nguyện đến làng đào hố đổ rác cho bà con (đào chỗ trống), 10 nhà đào 1 hố tập trung đổ rác. Mùa nắng thìđốt, mùa mưa thì cứ để đấy. Tự giác ai đốt cũng cũngđược.
(TLN. Nhóm hỗn hợp (Nam Nữ hoạt động nông nghiệp) – Làng KonJọt, xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn.)
2. Hiện nay hàng tháng người dân trong làng phátđộng chương trình dọn vệ sinh trong làng, nên vấn đề rác thải không có nhiều.
(TLN. Nhóm hỗn hợp (Nam Nữ hoạt động nông nghiệp) – Làng KonJọt, xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn.)
3. Hiện nay, Ban vệ sinh môi trường của xã đã vận động một số thôn như Ca Công Nam, Ca Công, Thạch Xuân Bắc vận động người dân đào hố bỏ rác xuống và mua dầu đổ vào đốt, công việc này chỉ làm được mùa nắng còn mùa mưa thì không giải quyết được, người dân lại đem ra đường bỏ. Vận động người dân đóng 1000 – 2000 trong 1 tháng, một thôn thu cũng được khoảng 100 đến 150 ngàn mua dầu đốt
3.Đầu tư, hỗ trợ cho các đơn vị dịch vụ thu gom rác nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ thu gom rác thải vụ thu gom rác thải
- Thứ nhất là quy họach bãi rác. Đây là vấn đề nóng bỏng hiện nay ở nhiều địa phương trên tòan tỉnh Bình Định. Nhiều nơi có dịch vụ thu gom rác nhưng chưa có bãi rác tập trung. Vì chưa có bãi rác tập trung, phần lớn là các bãi rác tạm thời chưa có hệ thống xử lý nên khiđầy gây ra ô nhiễm rất nặng cho người dân. Vì vậy, hiện nay đang xảy ra tình trạng người dân chặn các xe thu gom rác không cho đổ vào các bãi rác tạm thời nữa. “Tổ chức thu gom cũng đã thực hiện nhưng không hiệu quả là thiếu bãi rác tập trung. Người dân thấy ô nhiễm nên chặn lại không cho đỗ nên gây khó khăn rất lớn cho công tác thu gom.” (PVS cán bộ UBND xã Hoài Hương, Hoài Nhơn).
Và việc quy họach bãi rác hiện nay là rất khó vì đa số người dân ở các địa phương phản đối việc xây dựng bãi rác tại địa phương mình. Ví dụ ở xã Hòai Hương, xã đã tổ chức khảo sát địa điểm nhiều lần để quy họach bãi rác nhưng không hiệu quả do gần khu dân cư.
Do đó, cần đẩy mạnh công tác quy họach bãi rác với hệ thống xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn.
- Thứ hai là, kết quả khảo sát cho thấy, đa số người dân đều có ý thức về việc sử dụng dịch vụ thu gom rác, song họ đang quan tâm đến vấn đề giá cả thu phí hàng tháng. “Người dân rất mong muốncó dịch vụ thu gom rác nhưng longại về lệ phí hàng tháng cần chitrả là bao nhiêu” (Nhóm hộ dân hỗn hợp (Nam nữ, đa dạng ngành nghề), thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam (B)). “Nếu có dịch vụ thu gom rác thì sẵn sàng tham gia nhưng longại về giá cả.” (Nhóm thuần Nông nghiệp (Nam Nữ), thôn Đai Khoan, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát). Trong khi đó, các đơn vị thu gom rác trong tình trạng lô4 vì có ít hộ tham gia, “thu không đủ bù chi”.
Như vậy, ở những khu vực có nhu cầu cấp bách về dịch vụ cung cấp rác thì trước khi cung cấp dịch vụ cần chú ý trước hết đến vấn đề phí thu hàng tháng đối với các hộ gia đình và trong giaiđọan đầu nên có chính sách hỗ trợ giá để vận động người dân tham gia. Một số cuộc phỏng vấn, thảo luận nhóm cho biết, trước đây cũng đã từng có một vài dự án thất bại vì vấn đề này. “Trước đây, ở địa phương cũng đã từng có dịch vụ thu gom rác nhưng họat động trong thời gian ngắn rồi tạm ngưng vì có lẽ là một số người không đóng phí.” (TLN hộ dân thôn Ca Công Nam, xã Hoài Hương, Hoài Nhơn). Các cơ sở cung cấp dịch vụ cũng khẳng định “nếu số hộ tham gia trên 90% thì mới có thể thực hiện được, vì nếu ít hơn thì sẽ lỗ” (PVS công ty cung cấp dịch vụ thu gom rác An Nhơn).
Dođó, trước khi tiến hành cung cấp dịch vụ cần có sự tham khảo ý kiến của người dân về giá phí thu hàng tháng và cách thu gom nhằm có sự đồng thuận giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, đảm bảo tính bền vững cho việc cung cấp dịch vụ. “Sau này có dịch vụ thu gom rác, cần để người dân tự bàn và quyết định nơi tập trung rác để xe thu gom rác lấy rác” (TLN Nhóm dân thôn Lạc Điền, xã Phước Thắng, Tuy Phước).
- Thứ ba, cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị thu gom rác, đảm bảo vệ sinh môi trường như xe chuyên dụng, xe đảm bảo không để rác rơi rớt trên đường trong quá trình vận chuyển; đảm bảo thu gom rác thường xuyên.
4.Đầu tưvào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất:
- Vận động người dân đào hầm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, tránh để nước chảy tràn lan ra vườn, đường, ảnh hưởng đến những hộ xung quanh.
- Chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các đợt phun thuốc diệt ruồi, diệt muỗi nhằm hạn chế dịch bệnh và sự lây lan của dịch bệnh.
- Cho đến nay, hầu nhưở các địa bàn khảo sát đều chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh họat; hoặc một số nơi cóđặt ống thóat nước nhưng kém chất lượng. Do đó, cần có một số dự án hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng, đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường dựa trên phương pháp tiếp cận ABCD - phương pháp tiếp cận đồng tham gia của người dân. Cụ thể nhưsau:
+ Phát hiện ra thực trạng vấn đề nước thải, xử lý nước thải và tham vấn cộng đồng cách giải quyết nước thải nhưthế nào?
+ Phát hiện ra các nguồn lực vốn có của người dân và địa phương, có thể cùng tham gia khi triển khai thực hiện dự án. Ví dụ như: ngày công và tiền có thể tham gia đóng góp, tham gia vào quá trình quản lý thực hiện dự án, ai là người có thể đứng ra vận động,….