Chất lượng nước phân theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 38 - 41)

II. NƯỚC SINH HOẠT

2. Chất lượng nước phân theo mục đích sử dụng

Chất lượng nguồn nước sử dụng của các hộ dân cư được đánh giá theo hai cách: (1) nhận xét cảm quan đối với 4 tính chất là màu sắc, mùi, vị, độ trong của nước, và (2) nhận xét chung về chất lượng nước theo 4 cấplà tốt, khá, trung bình, và dưới trung bình. Các nhận xét trên được dùng để đánh giá chất lượng các nguồn nước được sử dụng cho 3 mục đích chính là uống, nấu ăn, và tắm rửa.

2.1. Chất lượng nước uống

Về mặt cảm quan, trên 80% số hộ cho rằng nguồn nước dùng để uống là không màu, không mùi, không vị, và không đục. Tỷ lệ nước không có vị lạ đạt tới 95,8%. Tuy nhiên, nguồn nước uống của gần 20% số hộ còn lại là vẫn còn có màu, có mùi, có vị lạ, và bị đục(bảng 33). Mặc dù chỉ là các tính chất cảm quan, nhưng nó phản ánh chất lượng của nguồn nước và cho thấy ít nhất là 1/5 số nguồn nước này không thích hợp cho việc sử dụngcủa người dân.

Các quan sát và trao đổi của nhóm nghiên cứu với người dân ở địa phương cho thấy, nước ở một số nơi có màu vàng nhạt hoặc đậm tùy mức độ nhiễm phèn của từng vùng cụ thể. Mức độ nhiễm phèn tăng cao hơn trong mùa khô và do vậy nước có màu vàng hơn. Nguồn nước ở một số nơi còn có mùi tanh, thường là do nơi ấy có nhiều bùn. Tuy nhiên, ở những nơi mà nguồn nước ngầm bị nhiễm các chất thải sản xuất thì nước còn có mùi hôi. Mặc dù tỷ lệ có vị lạ thấp hơn so với các tính chất còn lại, nguồn nước ở một số nơi bị nhiễm mặn và do vậy có vị mặn và không ngọt như nước bình thường. Ngoài ra, nước giếng đào ở một số nơi còn bị đục, phổ biến nhất là vào mùa khô hạn hoặc ngập lụt, vì nhiều tạp chất trong nguồn nước. Mặc dù tỷ lệ đánh giá có khác nhau giữa các địa phương, độ chênh lệch là không lớn, trừ xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn và xã Cát Tiến ở huyện Phù Cát. Các đánh giá cảm quan về nguồn nước uống ở hai xã này kém hơn các xã còn lại. Gần một nửa số hộ ở Cát Tiến cho rằng nước uống có màu và có mùi, gần 1/3 cho rằng nước bị đục. Hơn 1/4 số hộ ở Hoài Hương cũng nhận xét rằng nước có màu và có mùi. Nhiều người dân cho rằng nguồn nước sông, rạch ở Hoài Hương bị ô nhiễm bởi ngành chế biến khoai mì từ xã Hoài Hảo và làm ô nhiễm cả nước giếng khi bị ngập lụt. Đây là một trong những lý do quan trọng khiến họ đánh giá chất lượng nguồn nước giếng mà họ sử dụng không có chất lượng tốt. Trong khi đó, Cát Tiến là một trong những nơi bị nhiễm phèn nặng, nhiều bùnở trong lòngđất và thường không đủ nước sinh hoạt vào mùa khô hạn.

Đánh giá của người dân về chất lượng nguồn nước uống được thể hiện ở bảng 34. Nhìn chung, người dân đánh giá khá cao về chất lượng nguồn nước này, với 62,1% tốt, 19,9% khá, 15,6% trung bình, và chỉ có 2,5% cho rằng dưới trung bình. Mặc dù các nhận định này mang tính chủ quan, nó cho thấy trong nhận thức của người dân, nguồn nước mà hộ

gia đình đang sử dụng về cơ bản là có thể chấp nhận được, trừ một số nơi không đáp ứng yêu cầu và cần phải có nguồn thay thế.

Tuy nhiên, chất lượng của nguồn nước được đánh giá khá chênh lệch giữa các địa phương. Chất lượng nước uống ở ba huyện phía Bắc là Hoài Nhơn, Phù Mỹ, và Phù Cát thấp hơn so với ba huyện ở phía Nam là Tuy Phước, An Nhơn, và Tây Sơn. Một phần của sự khác nhau này là ba huyện sau có tỷ lệ sử dụng nước máy cao hơn và chất lượng nước máy tốt hơn. Tuy nhiên, sự đánh giá này cũng phản ánh chất lượng nguồn nước ở một số địa phương còn chưa tốt. Chẳng hạn, tỷ lệ đánh giá chất lượng nước tốt ở xã Cát Tiến của huyện Phù Cát chỉ đạt mức 28,3%. Đây là một trong những nơi mà nhiều chỉ báo cho thấy có sự khó khăn về nguồn nước.

2.2. Chất lượng nước nấu ăn

Đối với nguồn nước dùng để nấu ăn, các đánh giá cảm quan của người dân cũng tương tự như đối với nguồn nước dùng để uống, nhưng có chất lượng thấp hơn một chút (bảng 35). Các khuôn mẫu này là phù hợp với tỷ lệ các nguồn nước được hộ gia đình sử dụng cho mục đích uống và nấu ăn. Đối với mục đích uống, một số hộ dân sử dụng nước đóng bình, trong khi vẫn nấu ăn bằng nước giếng đào hoặc giếng khoan. Đây là lý do các tỷ lệ về không màu, không mùi, không vị, và không đục đều thấp hơn, nhưng không nhiều so với các chỉ tiêu của nước uống.

Một cách tương tự, đánh giá chung về chất lượng nước nấu ăn cũng thấp hơn một chút so với chất lượng nước uống, theo đó tỷ lệ đánh giá chất lượng tốt giảm đi một ít trong khi chất lượng khá, trung bình và dưới trung bình tăng lên một tươngứng (bảng 36). Nói chung, các địa phươngđược khảo sát cũng thể hiện xu hướng chung này. Theođó, chất lượng nguồn nước nấu ăn tốt chỉ chiếm hơn 1/5 số hộ ở xã Cát Tiến của huyện Phù Cát và 1/3 số hộ ở xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn, hai xã đánh giá chất lượng nước kém nhất trong số 12 xãđược khảo sát.

2.3. Chất lượng nước tắm rửa

So với nguồn nước uống và nước nấu ăn, các nhận xét cảm quan về nguồn nước dành cho tắm rửa được đánh giá thấp hơn nhiều (bảng 37). Chỉ trên 70% số hộ cho rằng nguồn nước tắm rửa đạt yêu cầu về màu, mùi, và độ trong, và 90% số hộ đánh giá là không có vị lạ. Các đánh giá này cũng phù hợp với nguồn nước mà hộ gia đình sử dụng. Trong nhận thức của nhiều người dân nông thôn, nguồn nước tắm rửa chưa phải là một ưu tiên so với nước uống và nấu ăn. Do vậy, họ có thể tắm trực tiếp từ nguồn nước sông, giếng đào, giếng khoan, trong số đó có những nguồn nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, đục, và nhiều tạp chất lơlửng trong nước. Tình trạng nguồn nước và cách sử dụng nước của các hộ dân ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước cũng phản ảnh những tính chất chung của nhiều xã ven biển như Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn, Cát Tiến của huyện Phù Cát, và một số nơi khác.

Hộp 1: Thực trạng nguồn nước ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước

- Nguồn nước nhiễm phènđến 95% và rất thiếu nướcsạch.

- 50% số hộ sử dụng nước bìnhđể uống.Đa số người già thìđun sôi nướcđể pha trà, cònlại sử dụng nước giếng khoancó lọcđể nấuăn.

- Hầu nhưgiếng khoan nào sâuthì đềubị phèn (khoảng 7m thìđã bị phèn, nếu khoan sâu hơn nữathì lạibị mặn,đụngđá và cũng tốn thêm chi phí).

- Có 2loại phèn: Phèn sắt thì nước màu vàng. Thứ 2 là nướcbị phèn nhưng khi múc lên màu vẫn trong vàlại có mùi tanh,để lâu thì chuyển màu vàng. Tuy nhiên vẫn đủ nước để sử dụng. Giếngđàothì lạibị thiếu nước vào mùa khô nênhọ sử dụng thêm giếng khoan (50% có cả giếng khoan và giếngđào), nếu không có giếng khoan thìđi xin nước hàng xóm.

- Tắm giặt sử dụng bằng nước giếng khoan.

(TLN hộ dân thôn Mỹ Phước 2, Phước Lộc, Tuy Phước)

Chất lượng nước tắm rửa thấp hơn so với chất lượng nước uống và nấu ăn. Đánh giá của các hộ về chất lượng của nguồn nước tắm rửa như sau: 51,3% số hộ cho rằng tốt, 21,7% cho rằng khá, 22% cho rằng trung bình, và 5% cho rằng dưới trung bình (bảng 38). Kết quả này cho thấy các mức độ ưu tiên khác nhau cho những mục đích sử dụng nước khác nhau. So với các địa phương khác, người dân ở xã Hoài Hương của huyện Hoài Nhơn có đánh giá thấp nhất về chất lượng nước tắm rửa, với chỉ 6,6% tốt, 14,8% khá, 65,6% trung bình, và 13,1% dưới trung bình. Đánh giá này phù hợp với ý kiến của người dân nơi đây về việc nguồn nước mặt ở Hoài Hương bị ô nhiễm do nước thải của các hộ sản xuất tinh bột mì ở xã Hoài Hảo khi mưa lớn làm ngập lụt cả giếng nước của vùng này. Chất lượng nguồn nước ở Cát Tiến cũng không được người dân đánh giá cao. Chất lượng nước tắm rửa không tốt là nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây ngứa ngáy, các bệnh ngoài da, và bệnh phụ khoa.

Hộp 2: Ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khỏe

- Có đến 70% phụ nữ bị mắc bệnhphụ khoavà bị bệnhghẻ do tắm giặt ngay trên sông (khiđóngđập, nước nhiều).

(TLN nam và nữ thôn An Điềm, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát)

- Sau khi có nguồn nước sạch người dân đánh giá rằng da dẻ của mình hồng hào hơn, quần áo giặt trắng hơn.

(TLN hộ dân thôn TưCung, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước)

- Thiếu nước sinh hoạt, người dân ở đây vẫn còn xài nước sông dù biết rằng nước sông ở đây dơvà ô nhiễm. ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ nhưbệnh phụ khoa, trẻ viêm mắt, viêm da (do trẻ em lớn một chút là tắm ở sông).

3. Chất lượng nước phân theo nguồn cung cấp3.1. Chất lượng nướcgiếng đào

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)