Thực trạng thu gom và xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 55 - 58)

III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1.Thực trạng thu gom và xử lý rác thải, nước thải và vệ sinh môi trường

hộ dân cư

1.1. Tình hình xử lý rác thải củacác hộ dân cư

Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 69 cho thấy, có thể phân 12 xã/thị trấn khảo sát thuộc 6 huyện vùng dự án làm hai khu vực: (1) Khu vực hiện có dịch vụ thu gom rác gồm 4 xã/thị trấn là thôn Ca Công Nam của xã Hoài Hương (huyện Hòai Nhơn), thôn Hạnh Quang của xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước); khối Vĩnh Liêm, thị trấn BìnhĐịnh (huyện An Nhơn) và khối 3, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn); (2) Khu vực hiện không có dịch vụ thu gom rác gồm những thôn thuộc các xã còn lại trong mẫu khảo sát.

Ở khu vực có dịch vụ thu gom rác,đa số hộ dân sử dụng dịch vụ này. Thị trấn BìnhĐịnh có 100% số hộ được khảo sát có tham gia dịch vụ thu gom rác. Tuy nhiên, một số hộ mặc dù nằm trong khu vực có dịch vụ thu gom rác nhưng không sử dụng như ở xã Hoài

Hương (17,9% số hộ nằm trong khu vực có dịch vụ nhưng không tham gia), xã Phước Lộc (12,9% số hộ nằm trong khu vực có dịch vụ nhưng không tham gia) (bảng 70). Lý do chính mà những hộ này không tham gia là vì: (1) Chưa cần dịch vụ này vì họ có thể tự xử lý rác theo cách truyền thống là chôn hoặc đốt. Trong số những hộ không tham gia dịch vụ thu gom rác ở xã Hoài Hương, khoảng 40% chôn, 40% đốt, và số còn lại xử lý rác theo cách khác. Ở xã Phước Lộc, 100% số hộ xử lý bằng cách đốt rác. (2) Nhà cách xa điểm tập kết rác. Tính chung cho toàn mẫu khảo sát, khoảng cách trung bình từ nhà đến đường chính là 100m, và 22,4% số hộ có khoảng cách từ nhà đến đường chính trên 100m. Ở các thị trấn tỷ lệ thì khoảng cách này có ngắn hơn nhưng ở một số huyện như Phù Mỹ thì có đến 43,8% số hộ có khoảng cách đến đường chính trên 100m. Khoảng cách này là một trong những trở ngại cho việc tiếp cận với dịch vụ thu gom rác.

Đối với những nơi không có dịch vụ thu gom rác, thì đốt rác là cách xử lý được hầu hết các hộ gia đình lựa chọn (69,1%), chôn và vứt ra ngoài đường là các cách ứng xử tương đối phổ biến (tương ứng là 11% và 9,1%). Ngoài ra, người dân còn vứt ra vườn hoặc đổ xuống ao, hồ sông ngòi (Bảng 71 ). Có sự khác nhau đáng kể về cách thức xử lý rác thải giữa các xã, nơi có mức đất thổ cư rộng hơn, với các thị trấn và các xã có ítđất thổ cư. Ở nông thôn, nơi có vườn rộng, rác được xử lý bằng các cách chôn và đốt là phổ biến. Ví dụ, ở xã Tam Quan Nam, có 76,7% là đốt, 20% là chôn và chỉ 1,7% là vứt xuống sông ngòi. Ở thị trấn, có hai cách chủ yếu làđốt và vứt rác ra ngoài tự nhiên. Ví dụ, ở thị trấn Phú Phong, có 48,5% số hộ đốt, 9% chôn và 30,3% vứt ra ngoài tự nhiên. Một số xã có mật độ dân số cao, phần lớn hộ dân không có vườn nên chỉ có thể xử lý bằng cách là đốt hoặc/và vứt ra đường. Ví dụ, ở xã Phước Thắng, tỷ lệ vứt rác ra ngoài tự nhiên là 16,1%, ở Phước Lộc là 24,1%,ở Vĩnh An là 17,5% trong tổng số hộ không sử dụng dịch vụ thu gom rác. Các cuộc thảo luận nhóm cũng cho thấy, việc chôn hay đốt rác còn phụ thuộc vào mùa mưa hay nắng và loai rác. Người dân thường chọn giải pháp chôn rác vào mùa mưa vì rác ướt không đốt được. Họ thường đào những hố nhỏ trong vườn để chứa rác và lấp lại, đào hố khác khi hố cũ đã đầy. Vào mùa khô, người dân thường đốt rác nhưng cũng chôn những loại rác không đốt được.

Các kết quả trên cho thấy, đối với những vùng nông thôn có nhiều đất thổ cư và với mức rác thải ít, thành phần rác công nghiệp không nhiều, có đất vườn để chôn lấp hoặc đốt, cư trú không tập trung, và khoảng cách đến điểm tập kết rác xa thì việc tổ chứcthu gom rác thải là chưa thật sự cần thiết. Ở những nơi này, vấn đề nổi lên là thu gom và xử lý rác thải từ các chợ và các làng nghề. Hiện nay, việc thu gom và xử lý rác thải ở các chợ nông thôn vẫn còn mang tính tự phát, chưađược qui hoạch ổn định. Tuy nhiên, ở những nơi dân cư sống tập trung đông đúc, ít đất thổ cư, thì việc vứt rác ra đường làm cho môi trường sống bị ô nhiễm và do vậy có thể đặt ra nhu cầu đối với công tác thu gom rác. Ở những nơi này,đường giao thông thuận lợi là một yếu tố quan trọngđể thu hút sự tham gia của người dân.

1.2. Tình hình xử lý nước thải của các hộ dân cư

Tình hình nước thải và cách xử lý nước thải hiện nay ở các địa bàn khảo sát cũng là một vấn đề đặt ra cần giải quyết, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Nguồn nước thải chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là từ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưchăn nuôi heo, trâu, bò.

Tính chung trong toàn mẫu khảo sát, có đến 53,1% số hộ có chăn nuôi gia súc. Một số địa phương nhưhuyện Phù Mỹ, Phù Cát, tỷ lệ chăn nuôi là rất phổ biến. Tình trạng chăn nuôi trong khu vực dân cư sinh sống đã đặt ra vấn đề bức thiết về việc xử lý chất thải chăn nuôi,đặc biệt làở những nơi người dân sống tập trung đông đúc. Kết quả từ bảng 72 cho thấy, hầu hết những hộ chăn nuôi ủ phân tự nhiên để làm phân bón (86,1%) và 7,1% không thực hiện bất kỳ biện pháp xử lý nào, trong khi số hộ chăn nuôi có làm biogas chỉ chiếm 7,1%. Một số địa phương có tỷ lệ hộ chăn nuôi xây hầm biogas để xử lý nước thải và phân cao hơn như ở Hoài Nhơn (17%), nhưng số hộ thực hiện biện pháp tích cực này vẫn còn rất ít. Các cuộc trao đổi với cán bộ địa phương cho thấy, chính quyền các cấp cũng đã có nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Có hai giải pháp cơ bản: Một là vận động các hộ chuyển việc chăn nuôi ra khu vực tập trung. Kết quả cho thấy giải pháp này không khả thi vì việc đầu tư tốn kém và không thuận tiện cho người dân quản lý, trong khi hầu hết đây là chăn nuôi nhỏ theo qui mô hộ. Hai là xây dựng hầm biogas cho các hộ gia đình có chăn nuôi tại chỗ. Mặc dù có một số vấn đề về kỹ thuật cần khắc phục như tình trạng tích tụ các chất cặn trong túi biogas sau khi đã phân hủy, nhưng đây là một hướng tối ưu trong điều kiện hiện nay. Các chính sách trợ vốn để xây hầm biogas của chính quyền và các tổ chức xã hội đãđóng một vai trò rất quan trọng, và cần phải được mở rộng hơn nữa để khuyến khích mô hình này.

1.3. Các vấnđề khác về vệ sinh môi trường của các hộ dân cư

Ngoài rác và nước thải, nhà vệ sinh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường xung quanh, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Số liệu cụ thể về nhà vệ sinh của hộ trong mẫu khảo sát ở Bảng 73 cho thấy, 30,7% số hộ có nhà tiêu tự hoại, 22,5% số hộ có nhà tiêu dội nước, 13,8% số hộ có nhà tiêu 2 ngăn, nhưng vẫn còn có tới 31,9% số hộ không có nhà tiêu.

Tuy nhiên, sự phân bố các loại nhà tiêu là khá khác nhau. Khu vực thị trấn và những xã gần đô thị thì đa số có nhà vệ sinh tự hoại hoặc nhà vệ sinh thấm dội, trong đó các hộ ở thị trấn thì sử dụng nhà tiêu tự hoại nhiều hơn. Tỷ lệ nhà tiêu tự hoại của các hộ ở thị trấn Bình Định lên đến 74,6%, ở thị trấn Phú Phong là 49,2%. Các hộ ở xã Phước Lộc, Phước Thắng của huyện Tuy Phước cũng có tỷ lệ nhà tiêu tự hoại khá cao, tươngứng là 48,3% và 40,3%. Hầu hết các hộ còn lại ở những địa phương này sử dụng nhà tiêu dội nước. Mặc dù có tỷ lệ nhà tiêu phù hợp vệ sinh cao nhất, nhưng ở khu vực Tuy Phước vẫn còn một số hộkhông có nhà tiêu. Các hộ ở huyện Hoài Nhơn có nhà tiêu tự hoại đạt xấp xỉ 1/3, hầu hết số hộ còn lại đều sử dụng nhà tiêu dội nước và nhà tiêu hai ngăn, hầu nhưrất ít hộ không có nhà tiêu. Hoài Nhơn là huyện có tỷ lệ hộ có nhà tiêu cao nhất. Đối với các địa phương còn lại, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp và rất nhiều nơi không có nhà tiêu. Có đến 98,2% số hộ ở xã Vĩnh An của huyện Tây Sơn không có nhà tiêu. Tỷ lệ này ở xã Cát Lâm và Cát Tiến của huyện Phù Cát tương ứng là 85,2% và 41,7%, ở xã Nhơn An của huyện An Nhơn là 46,7%, ở xã Mỹ Hiệp và Mỹ Châu của huyện Phù Mỹ tương ứng là 50,8% và 33,3%. Tình trạng đi tiêu ngoài ruộng hoặc đất trống là khá phổ biến ở nhiều nơi nhưng chậm được khắc phục do nhận thức của người dân chưa cao về vấn đề này. Việc phóng uế ngoài tự nhiên là một nguyên nhân quan trọng làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và lây lan nhiều loại bệnh trong cộng đồng.

Hộp : Nhà vệ sinh ở nông thôn

“Hố xí hiện nay cũng là vấn đề khó khăn. Nhiều hộ gia đình hiện nay vẫn chưa có nhà vệ sinh, chưa nóiđến nhà vệ sinh tự hoại có chất lượng, cũng còn một số hộ gia đình họ đi ra ngoài đồng, một số thì có nhưng họ lại không sử dụng do không có nguồn nước. Hàng năm nhà nước cũng hỗ trợ người dân vay tiền làm nhà vệ sinh, nhưng chỉ có số ít vay do người dân cảm thấy tiền hỗ trợ vay làm nhà xí khôngđủ làm, và gia đình họ khó khăn cũng không thể bỏ tiền ra thêmđể làm.

(PVSỦy ban nhân dân xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn)

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 55 - 58)