Tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 46 - 47)

II. NƯỚC SINH HOẠT

4. Tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước

Một khía cạnh quan trọng cần quan tâm là khả năng tiếp cận nguồn nước và phương tiện trữ nước để sử dụng của các hộ dân như thế nào. Thông thường, các hộ gia đình nông thôn thường sử dụng giếng đào hoặc giếng khoan trong vườn, nhưng có những nơi nguồn nước tại chỗ không đủ hoặc không thể sử dụng cho mục đích ăn uống, chẳng hạn khi bị ngập lụt vào mùa mưa hoặc bị nhiễm mặn nhiều vào mùa khô… Trong những trường hợp như vậy, người dân thường phải lấy nước từ nơi khác. Đây là một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy tình trạng khó khăn về nước và do vậy là điều kiện cần thiết để đầu tưcác dự án cung cấp nước sạch nông thôn.

Kết quả từ bảng 48 cho thấy, có 108 hộ (chiếm khoảng 1/4 số hộ không sử dụng nước máy trong mẫu khảo sát) có lấy nước từ nơi khác trong một thời gian nàođó trong năm, mặc dù việc thiếu nước diễn ra chủ yếu trong mùa khô. Hoài Nhơn và Tây Sơn là 2 huyện có số hộ phải đi lấy nước từ nơi khác đông nhất. Có 55,6% chỉ di chuyển trong phạm vi dưới 100m và 21,3% là từ 100m đến 500m. Tuy nhiên, có đến 23,1% số hộ phải di chuyển ở khoảng cách trên 500m và tập trung chủ yếu ở huyện Hoài Nhơn. Hầu hết các hộ dân ở xã Tam Quan Nam của huyện Hoài Nhơn hoặc xã Phước Thắng của huyện Tuy Phước phải mua nước từ xã khác vì nguồn nước tại chỗ bị nhiễm mặn, không để

dùng để uống và nấu ăn được. Khoảng 80% số hộ không phải trả tiền, nhưng 20% còn lại thì phải trả tiền cho những lần đi lấy nước. Mức bình quân của một lần lấy nước là khoảng 2.000đ, nhưng cũng có nơi mức tiền trả là 4.000đnhư ở Phù Cát, An Nhơn.

Hộp : Thực trạng thiếu nước sạch và nhu cầu cấp bách về nước sạch ở thôn lạc

Điền, xã Phước Thắng, Tuy Phước

 Không có nước sạch để uống, sinh hoạt. dẫn đến tình trạng người dân thiếu nước uống, sinh hoạt.

 Đi mua nước mất thời gian, những người làm công nhân thì không có thời gian đi lấy nước, phải nhờ người khác đi lấy nước hộ. Người già neo đơn không có điều kiện đi lấy nước, “một bà già hơn 80ở gần nhà tôi, không có người đi chở nước nên chỉ toànđi xin, có khi xin rồi vẫn không mang về nhàđược.”

 Với những hộ đi mua nước ở vòi nước công cộng, khi bị cúp nước phải tranh thủ đi mua nước.

 Không có nguồn nước sạch, nuôi heo, gà cũng dễ bị dịch, người dân thất thu, ảnh hưởng đến kinh tế, làm người dân nghèođi

(TLN hộ dân thôn Lạc Điền, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước)

Như đã phân tích ở phần trên, nước được sử dụng cho những mục đích ưu tiên khác nhau. Mục đích đầu tiên mà các hộ dân phải lấy nước từ nơi khác là dùng để uống (100%), tiếp đến là dùng để nấu ăn (91,7%) (bảng 49). Mục đích tắm giặt và các mục đích khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều này cho thấy nhu cầu bức bách về nguồn nước sinh hoạt của người dân ở những vùng này.

Dụng cụ phổ biến nhất mà các hộ nông thôn dùng để trữ nước là xây bồn chứa nước trên cao (51,5%) và tiếp đến là lu, vại, thùng (35,6%) (bảng 50 ). Các hình thức nhưbồn trên mặt đất hoặc bồn âm dưới đất ít được sử dụng vì không tiện ích. Điều này liên quan đến việc sử dụng máy bơm nước phổ biến ở nông thôn. Nước sau khi bơm lên được chứa trong bồn cao và do vậy tạo áp lực nước mạnh khi sử dụng, trong khi đó việc dùng bồn sát mặt đất chỉ thích hợp cho việc dùng nước từ đường ống cung cấp nước mà không sử dụng máy bơm lên caođể trữ. Các huyệnAn Nhơn, Tuy Phước, và Phù Cát sử dụng nhiều bồn trên cao hơn là các huyện còn lại, đặc biệt là tỷ lệ sử dạng bồn này rất cao ở hai thị trấn vì tính tiện ích của nó và điều kiện kinh tế hộ khá hơn so với ở nông thôn.

Một phần của tài liệu tình hình nước và vệ sinh môi trường tại 6 huyện của tỉnh Bình Định (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)