III. RÁC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
4. Đánh giá dịch vụ thu gom rác thải hiện có tại vùng khảo sát
5.2. Một số đề xuất về công tác tuyên truyền, vận động
Trước thực trạng vệ sinh môi trường và công tác truyền thông hiện tại, để đảm bảo vệ sinh môi trường nói chung và vấn đề rác thải, nước thải nói riêng cần có một số họat động về tuyên truyền, vận động nhưsau:
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh họat tuyên truyền, vận động hơn. - Thayđổi cách thức tổ chức:
+ Lồng ghép các chương trình văn nghệ, tiểu phẩm xoay quanh những câu chuyện gắn với vấn đề vệ sinh môi trường trong cuộc sống hàng ngày.
+ Tìm ra nhóm cộng tác viên nòng cốt trong cộng đồng, bởi nhóm này rất gần gũi với người dân và có thể trực tiếp chia sẻ, tuyên truyền, vận động người dân tham gia.
+ Có những tài liệu hìnhảnh minh họa, dễ hiểu.
+ Quay video clipđể truyền thông, hướng dẫn, và nêu tác hại của việc ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường năng lực, đào tạo kỹ năng cho truyền thông viên.
- Cần tăng cường các tuyên truyền viên có chuyên môn từ trên xuống, “cần có người từ nơi khácở cấp huyện, cấp tỉnh đến tuyên truyền sẽ thuyết phục hơn, người trong thôn nói không ai nghe. Cần có sự phối hợp giữa các tổ chức ban ngành đoàn thể. Làm việc độc lập thì người dân không hợp tác (người dân không đi họp, không có tiếng nói đối với người dân)”. (TLN Nhóm nữ thôn Phương Phi, xã Cát Tiến). Một lần nữa cho thấy, cần đẩy mạnh công tác tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý nhằm tạo sự tin tưởng trong người dân.
- Thường xuyên phát động các phong trào toàn dân giữ gìn vệ sinh chung: “Nhà nước nên phátđộng toàn dân dọn vệ sinh công cộng nhân dịp các ngày lễ để dần dần thay đổi nhận thức của người dân.” (PVS cán bộ huyện An Nhơn)
Hộp: Một số hoạt động điển hình về thu gom rác, xử lý rác thải
1. Những sinh viên tình nguyện đến làng đào hố đổ rác cho bà con, 10 nhà đào 1 hố tập trung đổ rác. Mùa nắng thìđốt, mùa mưa thì cứ để đấy. Tự giác, aiđốt cũng cũngđược.
(TLN. Nhóm hỗn hợp nam nữ hoạt động nông nghiệp, làng KonJọt, xã Vĩnh An)
2. Hiện nay hàng tháng người dân trong làng phátđộng chương trình dọn vệ sinh trong làng, nên vấn đề rác thải không có nhiều.
(TLN. Nhóm hỗn hợp nam nữ hoạt động nông nghiệp, làng KonJọt, xã Vĩnh An)
3. Hiện nay, Ban vệ sinh môi trường của xã đã vận động một số thôn như Ca Công Nam, Ca Công, Thạch Xuân Bắc vận động người dân đào hố bỏ rác xuống và mua dầu đổ vào đốt, công việc này chỉ làmđược mùa nắng còn mùa mưa thì không giải quyết được, người dân lại đem ra đường bỏ. Vận động người dân đóng 1.000–2000đ trong 1 tháng, một thôn thu cũng được khoảng 100 đến 150 ngàn mua dầu đốt.
PHẦN III: CÁC ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH